Xác định mức trọng yếu về mặt số lượng cho mục đích lập kế hoạch kiểm toán.

Một phần của tài liệu QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM ĐANG THỰC HIỆN (Trang 37 - 42)

Thành viên BGĐ phụ trách kiểm toán phải sử dụng xét đoán nghề nghiệp để xác định MPP cùng với việc xem xét các yếu tố định lượng và định tính

Sự xem xét các yếu tố định tính trong việc xác định phần trăm của cơ sở

Cơ sở được sử dụng cho việc

xác định MPP Số tiền

% của

cơ sở MPP

Lợi nhuận trước thuế

Trong trường hợp cơ sở để xác định MPP không phải là lợi nhuận trước thuế

Cơ sở xác định MPP Số tiền

% của cơ của cơ

sở

% của lợi nhuân (hoặc lỗ) trước thuế

(Nếu doanh thu hoặc tổng tài sản được sử dụng làm cơ sở)

Mức trọng yếu lập kế hoạch được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thường vào giai đoạn kiểm toán giữa niên độ nên khách hàng chưa có đầy đủ kết quả kinh doanh của cả năm. Vì vậy, đến khi kiểm toán cuối niên độ, KTV sẽ dựa vào kết quả thực tế đạt được, các yếu tố có tính bất thường xảy ra để đánh giá lại cơ sở sử dụng hoặc điều chỉnh để xác định mức rủi ro lập kế hoạch cho phù hợp.

2.2.2.3. Xác định ngưỡng sai phạm trọng yếu

Ngưỡng sai phạm trọng yếu (SMT- Significant misstatement threshold) được sử dụng để xác định sai phạm xảy ra có trọng yếu hay không, có ảnh hưởng đáng kể đối với các quyết định kinh tế của những người sử dụng BCTC không. Đối với những sai phạm vượt quá ngưỡng này thì được coi là sai phạm trọng yếu. Mức sai phạm này được thiết lập ở mức 75% của mức trọng yếu lập kế hoạch.

Như vậy, ở KPMG, mức trọng yếu ban đầu không được phân bổ cho từng khoản mục riêng biệt mà ngưỡng sai phạm trọng yếu sẽ được sử dụng chung cho tất cả các

khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên, đối với những khoản mục và trình bày quan trọng, sau khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố định tính như rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục đó, ngưỡng sai phạm trọng yếu có thể được thiết lập thấp hơn ở mức thích hợp. Trong những trường hợp như vậy, KTV phải sử dụng phán xét nghề nghiệp của mình để xác định mức sai phạm trọng yếu phù hợp.

Ví dụ như, các đối tượng sử dụng BCTC có thể dễ bị ảnh hưởngbởi các sai phạm nhỏ hơn mức mức sai phạm trọng yếu xác định chung cho các khoản mục nếu sai phạm này liên quan đến phần tiền thù lao trả cho ban giám đốc hay các nghiệp vụ liên quan đến các bên thứ 3 liên quan. Do vậy, đối với những khoản mục này, KTV có thể xác định một mức sai phạm trọng yếu thấp hơn so với mức đã xác định theo cách thức chung đối với các khoản mục khác. Tương tự, đối với khoản mục doanh thu, nếu có một lượng doanh thu từ các hoạt động bất thường, không diễn ra định kì có thể chuyển tình hình kinh doanh của khách hàng từ lỗ sang lãi hoặc ngược lại trong các niên độ kế toán gần nhau. Khi đó, các quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng BCTC có thể bị ảnh hưởng do các sai phạm liên quan đến khoản mục này, vì vậy, một con số thấp hơn của ngưỡng sai phạm trọng yếu là thích hợp nhằm giảm rủi ro kiểm toán.

Với những khoản mục như thế này, KPMG cũng sẽ trình bày trên GTLV của mình với lí do tại sao cần đưa ra một mức trọng yếu thấp hơn và mức được đánh giá lại là bao nhiêu.

Đối với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, quá trình tìm hiểu về hệ thống KSNB của chu trình, các thử nghiệm kiểm soát mà KTV đã thực hiện trước đó chính là một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá mức trọng yếu thế nào là thích hợp đối với các khoản mục nằm trong chu trình. Nếu kết quả của việc kết hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cho thấy khả năng tồn tại sai phạm trọng yếu trong chu trình cao thì mức trọng yếu thấp hơn cho các khoản mục trong chu trình sẽ được thiết lập. Từ đây, KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản đảm bảo để phát hiện nếu có sai phạm trọng yếu xảy ra đối với khoản mục cụ thể trong chu trình.

Ngưỡng sai phạm trọng yếu chính là chỉ tiêu quan trọng nhất mà KTV quan tâm. Đây chính là con số được KTV sử dụng trong khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, căn cứ vào mức sai phạm trọng yếu, quản lý cấp cao của cuộc kiểm toán sẽ cùng trưởng nhóm

kiểm toán lập chương trình kiểm toán, cân nhắc xem với mức trọng yếu đã xác định thì các thủ tục được lập đã phù hợp chưa, liệu có đảm bảo phát hiện hết các sai phạm trọng yếu xảy ra không. Với mức trọng yếu càng nhỏ thì qui mô các thủ tục mà KTV tiến hành càng nhiều và do đó rủi ro kiểm toán có thể được giảm xuống ở mức thấp cần thiết.

Một ứng dụng quan trọng của SMT trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản là SMT được sử dụng để chạy chương trình Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (MUS – Monetary unit sampling)- một chương trình chọn mẫu được KPMG xây dựng để xác định qui mô của mẫu cần kiểm tra chi tiết. KTV sẽ nhập dữ liệu về mức rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu của khoản doanh thu được đánh giá trước đó, ngưỡng sai phạm trọng yếu được điều chỉnh cho khoản mục doanh thu nếu có và chi tiết toàn bộ nghiệp vụ ghi nhận doanh thu của khách hàng trong năm vào hệ thống, sau đó chương trình sẽ tự đưa ra chi tiết các nghiệp cần phải thực hiện kiểm tra chi tiết.

Với khoản phải thu, SMT cũng là cơ sở để KTV xác định qui mô thử nghiệm cần thực hiện. Ví dụ trong thủ tục gửi thư xác nhận, KTV có thể lựa chọn những khách hàng có số dư từ 10% của SMT trở lên để thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận, hoặc có thể tùy thuộc vào đánh giá của KTV. Nếu KTV nhận thấy số dư nợ của một khách hàng biến động đột biến, khi đó thủ tục gửi thư xác nhận cũng được áp dụng. Đồng thời, cũng dựa vào đó, KTV sẽ xác định qui mô thử nghiệm kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ của khoản phải thu.

Với các khoản mục khác trong chu trình bán hàng – thu tiền, ngoài việc phải tìm hiểu bản chất của nghiệp vụ phát sinh thì KTV cũng dựa trên so sánh với mức sai phạm trọng yếu để xác định các thủ tục khác. Tuy nhiên, các nghiệp vụ khác làm giảm trừ doanh thu hay các khoản dự phòng phải thu khó đòi thường xảy ra với tần suất không nhiều, qui mô không lớn nên thường được kiểm toán 100%, lúc này SMT sẽ không được ứng dụng nhiều trong việc xác định nội dung, qui mô của các thử nghiệm.

2.2.2.4. Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh

Để đánh giá trọng yếu, ngoài việc xác định mức trọng yếu lập kế hoạch, ngưỡng sai phạm trọng yếu, giám đốc kiểm toán sẽ tiến hành xác định một số tiền theo đó, nếu các sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán có giá trị lớn hơn giá trị này sẽ

được coi là sai phạm cần điều chỉnh; ngược lại, các phát hiện với giá trị nhỏ hơn số tiền đó có thể không cần điều chỉnh. Giá trị này được gọi là “ Ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh” (ADPT – Audit Diffirence Posting Threshold). Tuy nhiên, khi chênh lệch hay sai phạm được phát hiện ra, bên cạnh việc so sánh giá trị tuyệt đối của nó với ngưỡng sai phạm kiểm toán có thể chấp nhận được, KTV còn quan tâm đến các yếu tố định tính của phát hiện đó. Yếu tố định tính ở đây thường bao gồm: phát hiện có liên quan đến các nghiệp vụ với các bên liên quan, phát hiện liên quan đến gian lận, việc xem xét riêng lẻ hay tổng hợp các sai phạm cho thấy sự yếu kém từ hoạt động kiểm soát.

Trong những trường hợp mà các nhân tố định tính của sai phạm có ảnh hưởng đáng kể, mặc dù phát hiện có số tiền nhỏ hơn ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh nhưng vẫn được liệt kê trong Bảng tóm tắt các sai phạm cần được điều chỉnh.

Việc xác định ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh thuộc trách nhiệm của giám đốc kiểm toán. Giá trị này được xác định với giá trị tuyệt đối không vượt quá 3- 5% mức trọng yếu lập kế hoạch. Tương tự như ngưỡng sai phạm trọng yếu, giá trị này áp dụng cho một số khoản mục nhất định có thể thấp hơn ngưỡng chung nhưng cơ sở cho việc áp dụng này cần được trình bày trong GTLV của KTV. Trong trường hợp đặc biệt, khi phát hiện chỉ liên quan đến việc phân loại lại các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh hay bảng cân đối kế toán, thì giám đốc phụ trách kiểm toán có thể áp dụng một giá trị vượt quá mức từ 3-5 % của mức trọng yếu lập kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.5.Ước tính tổng sai phạm đối với từng khoản mục trong chu trình bán hàng – thu tiền

Khi đưa ra ý kiến cho BCTC được kiểm toán, KTV và Công ty dựa trên các sai phạm đánh giá cho từng khoản mục và cho toàn bộ báo cáo. Vì vậy, khi kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, việc phát hiện sai phạm và tổng hợp các sai phạm sẽ được thực hiện cho từng khoản mục trong chu trình. Việc phát hiện và ước tính các sai phạm đối với

từng khoản mục được thực hiện bởi các KTV trong nhóm kiểm toán thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế trong chương trình kiểm toán.

Với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, phát hiện của KTV có được từ thử nghiệm kiểm soát kiểm tra tính hữu hiệu của các KSNB được thiết lập cho chu trình như đối chiếu báo cáo của các bộ phận có liên quan như bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng, bộ phận vận chuyển; từ thử nghiệm kiểm tra tính hợp lý của doanh thu; thử nghiệm kiểm tra tính đúng kỳ; thử nghiệm kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư của các khoản mục. Các phát hiện này trước hết được so sánh với ngưỡng sai phạm trọng yếu. Nếu các sai phạm phát hiện được lớn hơn SMT thì đó là sai phạm trọng yếu đồng thời KTV cũng đưa ra bút toán điều chỉnh.

Nếu sai phạm nhỏ hơn ngưỡng sai phạm trọng yếu thì KTV tiếp tục so sánh với ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh. Nếu sai khác lớn hơn ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh và nhỏ hơn ngưỡng sai phạm trọng yếu thì KTV sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh. Nếu những sai khác được phát hiện nhỏ hơn ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh thì KTV không đưa vào Danh mục bút toán điều chỉnh, tuy nhiên KTV vẫn lập danh sách theo dõi những sai khác này. Trong trường hợp các sai khác riêng lẻ là nhỏ nhưng tổng hợp lại lớn, hoặc những sai sót này cũng đã xảy ra trong năm trước nhưng không được điều chỉnh thì KTV sẽ xem xét ảnh hưởng lũy kế của sai sót và cân nhắc việc thực hiện các bút toán điều chỉnh.

Quá trình xác định mức trọng yếu lập kế hoạch, ngưỡng sai phạm trọng yếu và ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh được KTV thực hiện và trình bày trên GTLV như bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Qui trình xác định ngưỡng sai phạm trọng yếu và ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh do KPMG thực hiện

Kế hoạch kiểm toán- Xác định SMT và ADPT

FSA/SE/VSE

Khách hàng: Kỳ kế toán

Người thực hiện Ngày thực hiện Số tham chiếu

C1.14

Một phần của tài liệu QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM ĐANG THỰC HIỆN (Trang 37 - 42)