Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC (Trang 25 - 29)

Thứ nhất: Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Qua phần tìm hiểu về đặc điểm của đầu tư cơ sở vật chất nội ngành KBNN ở trên, ta thấy việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN, chủ yếu là sự quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ thống KBNN, đây chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư phát triển hệ thống KBNN, sự quản lý sử dụng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất. Chủ thể quản lý bao gồm Ban kiểm soát ĐTXDCB tại KBNN các cấp; Bộ Tài Chính và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền. Trong tất cả các giai đoạn, hoạt động ĐTXDCB nội ngành tại KBNN đều chụi sự quản lý của các chủ thể quản lý. Do vậy, nhân tố con người chính là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN.

Trong quá trình thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN, nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là thực hiện chức năng quản lý quá trình đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất của nội ngành mình. Việc quản lý được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất nội ngành, bao gồm: Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm soát quá trình đầu tư phát triển. . . Trong giai đoạn xây dựng chiến lược và lập kế hoạch đầu tư đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, phải xác định được mục tiêu của việc thực hiện dự án và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Đối với cán bộ quản lý cấp cơ sở ( KBNN các cấp), việc xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phải được thực hiện dựa trên chiến lược phát triển của hệ thống KBNN được nhà nước mà đại diện là Bộ tài chính ban hành.

Đối với giai đoạn lập dự án đầu tư: Nhà quản lý có khả năng xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý… trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư.

Giai đoạn thẩm định dự án đầu tư, đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất nhằm đánh giá tính hợp lý và tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó ra quyết định có thực hiện dự án hay không. Giai đoạn này đòi hỏi người quản lý phải có năng lực trình độ cao trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế - kỹ thuật - môi trường, có khả năng phân

tích tổng hợp và đánh giá để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án đầu tư. Quan việc thẩm định dự án mà có thể đưa ra quyết định dự án có được phép thực hiện hay không. Do đó giai đoạn này là giai đoạn có tính chất quyết định đối với việc dự án có được thực hiện hay không.

Giai đoạn tổ chức thực hiện dự án: Ở giai đoạn này, vai trò quản lý của KBNN lại thể hiện ở trên một phương diện khác, vai trò của nhà quản lý được thể hiện trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng, thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dự án; kiểm tra, giám sát trong từng công đoạn của quá trình xây dựng nhằm kiểm soát tốt chi phí thực hiện dự án; kiểm tra, giám sát trên tất cả các khía cạnh của dự án như: tiến độ thi công, thiết kế kỹ thuật, môi trường, sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn lao động để đạt được hiệu quả mục tiêu quản lý đề ra của dự án.

Trong trường hợp ban quản lý KBNN không có đủ năng lực, khả năng trong việc lập dự án, kiểm tra, kiểm soát quá trình thực thi công trình thì có thể thuê các tổ chức tư vấn. Khi đó vai trò của người quản lý ở đây thể hiện ở chỗ, phải thuê được các tổ chức tư vấn có năng lực, trình độ cao và có tư cách đạo đức tốt.

Thứ hai: Tư cách đạo đức của nhà quản lý, một nhà quả lý tốt bên cạnh việc có năng lực, trình độ tốt còn cần phải có tư cách đạo đức tốt. Đặc biệt đối với hoạt động đầu tư phát triển, là hoạt động sử dụng nguồn vốn lớn, thời gian thực hiện dài… hơn nữa các công trình xây dựng các trụ sở, kho tàng phục vụ cho hệ thống KBNN trong các nước, có sử dụng một phần là nguồn vốn NSNN, do đó việc thất thoát, lãng phí là những hiện tượng xảy ra phổ biến. Điều này được xuất phát chủ yếu từ tư cách đạo đức của nhà quản lý. Do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý ngoài trình độ năng lực, kinh nghiệm công tác còn cần phải có tư cách đạo đức. Tinh thần, trách nhiệm yếu kém của người lãnh đạo, của các công chức làm công tác quản lý tại chính KBNN và của các chủ thể khác trong thị trường. Con người bị sa sút đạo đức thể hiện dưới dạng cửa quyền, đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng móc ngoặc, gian lận… Đây được coi là cái mốc trong vấn đề thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất của hệ thống KBNN.

Thứ ba: về quy trình nghiệp vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phát triền cơ sở vật chất nội ngành của KBNN. Đây là cuốn cẩm nang để các cán bộ nghiệp vụ, các bộ phận tham gia quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán các khoản chi vốn đầu tư XDCB. Quy trình nghiệp vụ khoa học, quy định rõ ràng từng công việc, từng bước

thực hiện các thao tác quản lý, kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho nghiệp vụ của các cán bộ nghiệp vụ.

Một trong những vai trò quan trọng của quy trình kiểm soát thanh toán vốn là giảm thất thoát lãng phí trong đầu tư. Một trong những đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản là thời kỳ đầu tư kéo dài, quy mô vốn, vật tư, lao động cần cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Do đó nếu không có sự quản lý và kiểm soát vốn tốt sẽ dẫn tới những thất thoát lãng phí lớn trong đầu tư, đặc biệt đối với nước ta hiện nay, nguồn vốn là cực kỳ khan hiếm. Qua hoạt động kiểm soát vốn mỗi năm KBNN đã từ chối thanh toán một lượng VĐT tương đối lớn, tiết kiệm cho nhà nước trung bình gần bốn nghìn tỷ đồng mỗi năm. Qua kiểm soát thanh toán cũng đã tác động mạnh mẽ tới công tác quản lý dự án của chủ đầi tư, các bộ ngành và các cấp có liên quan góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thanh toán VĐT của nhà nước. Bên cạnh đó việc từ chối thanh toán VĐT cũng làm tăng tính pháp lý trong hoạt động thanh toán vốn đầu tư, tiết kiệm vốn đầu tư cho những dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, giảm thất thoát lãng phí và đầu tư dàn trải, đầu tư trọng tâm trọng điểm và thực hiện đầu tư có hiệu quả.

Thứ tư: Các trang thiết bị, phương tiện làm việc, các trang thiết bị, phương tiện làm việc ở đây bao gồm cả các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, các trang thiết bị tại làm việc phục vụ cho công tác quản lý của các cán bộ công chức thuộc KBNN. Những trang thiết bị này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý của KBNN. Việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công việc của các cán bộ KBNN được thường xuyên nâng cấp, đặc biệt trong thời gian gần đây, KBNN đã chú trọng đầu tư cho các phần mền, tin học hóa, trang bị máy móc thiết bị, đẩy mạnh quá trình tin học hóa, hiện đại hóa hệ thống KBNN. Vừa qua, việc áp dụng tin học hóa, (chương trình DTKB/ WAN ) mới được xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm tại Sở Giao dịch và 3 KBNN tỉnh (các tỉnh còn lại vẫn thực hiện chương trình cũ (ĐTKB/LAN), tuy vậy chương trình mới chưa ổn định, còn chưa đảm bảo các yêu cầu của công tác quản lý đầu tư hàng năm của hệ thống KBNN nói chung và việc quản lý đầu tư phát triển cơ sở vật chất nội ngành nói riêng, chưa đáp ứng được trong công tác báo cáo cũng như quyết toán vốn đầu tư hàng năm tại KBNN, vì vậy chương trình này cần được nghiên cứu, hoàn thiện. Trong tương lai khi vận hành hệ thống TABMIS đòi hỏi việc quản lý của hệ thống

KBNN phải thay đổi cho phù hợp và giao diện được với hệ thống và đảm báo các yêu cầu về công tác báo cáo cũng như quyết toán VĐT hàng năm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC (Trang 25 - 29)