2 Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC (Trang 67 - 69)

c. Suất đầu tư thực hiện trong việc đầu tư XDCB nội ngành giai đoạn 2005–2009 Theo quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành KBNN giai đoạn 2005 –

1.2.7.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Thứ nhất: Cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thường hay thay đổi và không đồng bộ. Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng cơ bản, nhưng vẫn chưa đầy đủ và chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế sự vi phạm của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân tham gia quản lý và thực hiện đầu tư và xây dựng, nhất là các đơn vị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chung chung, không cụ thể, rõ ràng, cá biệt có những nội dung mâu thuẫn với nhau làm cho đối tượng thực hiện gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc ban hành các quy phạm, các luật về đầu tư xây dựng thì thường thay đổi nhưng các văn bản hướng dẫn luật thì lại chậm ra đời gây khó khăn cho công tác triển khai và thưc hiện luật.

Đặc biệt trong năm 2008 Nhà nước có nhiều thay đổi về chính sách trong công tác quản lý đầu tư dẫn tới khối lượng công việc sự vụ, xử lý tình huống phát sinh lớn; đặc biệt là giá cả vật liệu xây dựng biến động thất thường nên gây nhiều lúng túng cho các chủ đầu tư trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện tiến độ thi công công trình.

Thứ hai: Nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản như Quốc hội, chính phủ các bộ, ngành (đối với ngân sách trung ương), Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp (đối với ngân sách địa phương), cơ quan tài chính các cấp, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan chủ đầu tư. Nhưng hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn chưa cao, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn không có chiều hướng giảm xuống.

Thứ ba: Một số đơn vị liên quan tới công tác quản lý vốn đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong các văn bản quy định pháp luật. Điều này xuất phát từ năng lực quản lý, trình độ và tư cách của các đơn vị có liên quan. Các bộ, địa phương thực hiện kế hoạch phân bổ vốn chậm, nhỏ lẻ và không sát thực tế do thiếu trình độ phân tích đánh giá tình hình dự án, không có kế hoặch cụ thể trong công việc, không bám sát các quy hoặch cụ thể của nhà nước. Năng lực các cơ quan tư vấn chưa cao nên chưa phát huy được vai trò của mình trong công tác hỗ trợ CĐT, nhà thầu thực hiện dự án. Một số CĐT và nhà thầu có năng lực quản lý còn hạn chế nên ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công trình, chưa kể tới cả hiện tượng móc nối để rút ruột các công trình, tăng giá nguyên vật liệu…Tất cả các vấn đề trên đều làm cho hoạt động đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN không đem lại hiệu quả như mong muốn, làm cho đồng vốn đầu tư bỏ ra đem lại hiệu quả chưa cao.

Thứ tư : Lực lượng cán bộ nghiệp vụ ở các bộ phận mỏng, không đồng đều về kỹ năng xử lý nên công tác chuyên môn còn tập trung nhiều vào số cán bộ có kinh nghiệp dẫn tới quá tải. Mặt khác năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ của hệ thống KBNN còn bị giới hạn bởi kiếm thức và tư duy làm việc kiểu cũ, chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa hoạt động KBNN.

Thứ năm: Cơ chế điều hành còn tập trung chủ yếu ở KBNN trung ương, chưa nghiên cứu tham mưu giúp lãnh đạo KBNN trong việc phân cấp quản lý tài chính, tài sản, XDCB nhằm tăng cường trách nhiệm của Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố. Phân cấp trách nhiệm, tránh tình trạng quá tải cho các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng của KBNN trung ương vào những thời điểm cao điểm như cuối năm.

Thứ sáu: Việc chuyển đổi mô hình tổ chức của các ban quản lý dự án, việc nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị tư vấn theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc quy định lộ trình chuyển đổi và nâng cao năng lực của các đơn vị này cũng chưa được rõ ràng và chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ bảy: Việc ứng dụng công nghệ chưa được ứng dụng rộng rãi trên toàn hệ thống kho bạc nên chưa kết nối được thành một thể thống nhất. Mặt khác, việc ứng dụng tin học, xây dựng chương trình phần mền vào công tác chuyên môn, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán, quản lý tài sản, quản lý đầu tư XDCB còn nhiều hạn chế. Số vốn đầu tư cho việc tin học hóa trong hệ thống kho bạc trong giai đoạn hiện nay

đã được quan tâm, chú trọng tuy nhiên nguồn vốn đầu tư còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của việc tin học hóa.

Thứ tám: Trong giai đoạn qua do chia cắt địa giới hành chính, do đo nhiều công trình phải xây dựng thêm đột xuất ngoài quy hoạch. Mặt khác trong công tác đền bù giải phóp mặt bằng xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới tiến độ thực hiện dự án chậm so với kế hoặch đặt ra, do đó làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.

Thứ chín: Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, có nhiều sự biến động về giá cả nên khó khăn trong quá trình lập dự toán, quá trình lập, thẩm định và phê duyệt lại dự án đầu tư mất nhiều thời gian, do đó làm chi phí xây dựng công trình tăng lên rất nhiều so với dự toán ban đầu, làm giảm hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư phát triển. Do sự biến đổi nhanh của nền kinh tế nên công tác quản lý nguồn vốn cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị còn chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Cơ sở hạ tầng viển thông quốc gia, công nghệ kiểm soát thanh toán của nền kinh tế còn hạn chế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC (Trang 67 - 69)