Hạn chế trong việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sởvật chất hệ thống KBNN.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC (Trang 64 - 67)

c. Suất đầu tư thực hiện trong việc đầu tư XDCB nội ngành giai đoạn 2005–2009 Theo quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành KBNN giai đoạn 2005 –

1.2.6.3.1.Hạn chế trong việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sởvật chất hệ thống KBNN.

phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN

Xét tổng thể, nhìn chung các công trình thực hiện đầu tư xây dựng KBNN đều đem lại hiệu quả, nhưng bên cạnh đó việc thực hiện đầu tư phát triển hệ thống KBNN vẫn còn một số hạn chế sau:

1.2.6.3.1. Hạn chế trong việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống KBNN. KBNN.

Về chế độ, chính sách còn nhiều hạn chế:

Chế độ về quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm gần đây không ổn định luôn có sự thay đổi. Trong thời gian vừa qua Quốc hội và Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành nhiều luật và nghị định về XDCB. Tuy nhiên chưa có một văn bản Luật nào mang tính bao quát về quản lý vốn đầu tư XDCB, nhiều nghị định, thông tư còn chồng chéo, việc thay thế về chế độ chính sách không mang tính triệt để, thay thế từng phần. Tính từ năm 2000 đến nay, nhất là từ khi có Luật Xậy dựng được ban hành (2003), Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định về quản lý đầu tư XDCB, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Cụ thể đối với công tác đầu tư phát triển nội ngành:

Trong năm 2008, một số quy định mới về quản lý, đăng ký, sử dụng tài sản, đấu thầu, tiêu chuẩn định mức trang cấp tài sản như ô tô, tài sản văn phòng đã ban hành hoặc các nội dung ban hành còn phân tán nên rất khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện như: Chế độ quản lý hiện hành chưa có mức quy định tối thiểu về giá trị đối với tài sản là công cụ lâu bền nên việc phân loại, ghi chép và công cụ còn gặp nhiều khó khăn.

Các quyết định của bộ tài chính thường xuyên thay đổi để phù hợp với những thay đổi của tình hình kinh tế- xã hội, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể thì chậm tới KBNN. Do vậy KBNN rất khó khăn trong việc hướng KBNN tỉnh, thành phố thực hiện. Ban tài vụ - Quản trị cũng tất lúng túng trong việc hướng dẫn và trả lời thắc mắc.

Liên quan tới việc thực hiện mua sắm tài sản: Hiện nay luật đấu thầu và nghị định hướng dẫn luật đã có hiệu lực hiện hành. Tuy nhiên văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính cho các khoản mua sắm thường xuyên tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ ( trong đó có hệ thống KBNN) chưa có, đặc biệt là thủ tục, quy trình đối với các tài mua sắm có giá trị nhỏ lẻ nên rất khó khăn khi áp dụng trong triển khai mua sắm.

Liên quan tới việc mua sắm ô tô: Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 59 về tiêu chuẩn ( năn 2007 ), định mức sử dụng xe ô tô cho các chức danh và đơn vị của Nhà nước nhưng việc ban hành các hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài Chính vẫn còn chậm, vì vậy việc nghiên cứu để trang bị cho hệ thống chưa được cụ thể.

Liên quan tới lĩnh vực bảo hiểm tài sản: Theo quy định hiện tại, tất cả các tài sản của KBNN đều phải tham gia bảo hiểm. Theo tính toán sơ bộ, thì mỗi năm KBNN phải chi hàng chục tỷ đồng để tham gia bảo hiểm, rất khó khăn trong việc cân đối tài chính. Mặt khác, do công tác quản lý tốt, những năm vừa qua, ngành KBNN đã cơ bản đảm bảo an toàn về tài sản, chỉ tham gia bảo hiểm một số tài sản có độ rủi ro cao, thực sự hiệu quả khi tham gia bảo hiểm.

Bên cạnh đó, việc đề xuất của KBNN về định mức trang bị tài sản toàn ngành chưa có ý kiến giải quyết của Bộ Tài Chính nên khi vận dụng để lập kế hoặch, giám sát và kiểm tra tại các đơn vị còn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác đây cũng là khoảng thời gian kinh tế nước ta có nhiều biến động cộng với các chính sách về XDCBlại tương đối phức tap, nhiều quy định trong việc quản lý vốn đầu tư còn bất cập, không phù hợp với thực tế.

Năng lực, trình độ của các cán bộ làm công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển nội ngành cấp tỉnh, huyện còn hạn chế

Như trên đã phân tích, chế độ chính sách trong lĩnh vực đầu tư có nhiều thay đổi lại tương đối phức tạp, trong khi đó trình độ của cán bộ làm công tác tài vụ - quản trị chưa đồng đều, nhất là đội ngũ cán bộ ở các quận, huyện, các vùng xa. Hiện nay, trình độ của các cán bộ Tài vụ - Quản trị từ cấp tỉnh trở lên có trình độ đại học tương đối nhiều nhưng một số KBNN cấp huyện, một số cán bộ có trình độ chưa cao, chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản về môn tài chính, kỹ năng tin học còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong thực hiện công việc. Mặt khác một số đơn vị, số lượng cán bộ thanh toán còn thiếu trong khi một số thời điều số lượng dự án nhiều nên đôi khi không đủ các bộ để thẩm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó việc luân chuyển cán bộ đôi chỗ còn chưa phù hợp chưa đáp ứng được với những yêu cầu và đỏi hỏi trong thời đại mới. Thêm vào đó, vẫn chưa có một tiêu chí, chuẩn mực để sắp xếp và đánh giá trình độ cán bộ, chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý và đào tạo cán bộ. Một hạn chế nữa là trong quá trình làm việc, cơ chế chính sách quản lý đầu tư XDCB thay đổi rất nhiều, rất phức tạp, nhưng nhiều cán bộ còn chậm trong việc cập nhập những thay đổi mới, phương pháp làm việc mới. Đặc biệt là các cán bộ cấp huyện, khi năng lực công nghệ thông tin còn hạn chế, việc cập nhập kiến thức, nội dung mới mất nhiều thời gian, nên có thể gây ra một số chậm trế trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Yêu cầu đội ngũ cán bộ KBNN từ trung ương tới địa phương phải thường xuyên nâng cao trình độ cũng như phẩm chất mới đáp ứng được những đòi hỏi của ngành.

Mặt khác số lượng cán bộ làm công tác quản lý tài sản còn ít nên gặp khó khăn khi thực hiện những nhiệm vụ đột xuất và chưa có điều kiện nghiên cứu, nâng cao trình độ quản lý về lĩnh vực quản lý tài sản.

Trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB chưa cao.

Trách nhiệm của cán bộ trong việc giải quyết công việc chưa cao, một số công việc giải quyết còn chậm về thời gian. Tiến độ thực hiện xây dựng một số đề án, đề tài so với kế hoặch đăng ký, chưa tập trung cao độ, còn để kéo dài sang năm sau; công việc thường xuyên và tham gia ý kiến với các Ban thuộc KBNN còn để chậm, có trường hợp rất chậm làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ của đơn vị khác. Do đó dẫn tới không thực hiện kịp tiến độ dự án, kéo dài thời gian thực hiện dự án so với kế hoặch ban đầu dẫn tới chi phí dự án đội lên cao, đôi khi chất lượng công trình chất lượng không đúng như trong thiết kế kỹ thuật ban đầu. Do đó dẫn tới giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển.

Việc áp dụng khoa học, công nghệ chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế.

Việc ứng dụng tin học, xây dựng chương trình phần mền vào công tác chuyên môn, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán, quản lý tài sản, quản lý đầu tư XDCB còn nhiều hạn chế. Thời gian vừa qua ban đã tập trung thời gian và nhân lực

phối hợp với công ty PFT xây dựng chương trình phần mềm KTNB phục vụ cho công tác tài vụ, tiến tới tin học hóa các phần mềm nghiệp vụ khác để tiết kiệm thời gian công sức và nâng cao công tác chuyên môn.

Việc kiểm tra kiểm soát tình hình đầu tư XDCB còn yếu

Việc theo dõi nắm bắt tình hình quản lý tài chính, tài sản, đầu tư XDCB nội ngành, giám sát triển khai thực hiện tại các đơn vị còn yếu do thiếu cán bộ và chưa bố trí được thời gian đi công tác địa phương để kiểm tra, nắm tình hình. Sang năm 2009 khi các văn bản chế độ về phân cấp quản lý đã đi vào nề nếp, Ban sẽ tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát. Mặt khác trách nhiệm của cán bộ trong giải quyết công việc chưa cao, một số công việc giải quyết còn rất chậm về thời gian. Do đó dẫn tới tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Quy trình, thủ tục cấp phát kinh phí chưa thực sự khoa học

Mặc dù Bộ Tài Chính, KBNN đã ban hành nhiều quy chế quy định về quy trình, thủ tục cấp pháp nhằm nâng cao và đẩy nhanh quy trình cấp phát nhưng vẫn chỉ trên hình thức.

Trên thực tế vẫn chưa xây dựng được quy trình giải quyết theo luồng của từng công việc cụ thể, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều chữ ký liên quan đến một nội dung cần trình lãnh đạo KBNN để giải quyết dẫn đến chậm trong giải quyết nhiệm vụ chuyên môn. Sự phối hợp giải quyết giữa các bộ phận nghiệp vụ chưa chặt chẽ nên một số công việc tồn tại đã lâu chưa giải quyết được.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC (Trang 64 - 67)