2. 050 tỷ đồng, trong đó:
1.2.6.3. Tình hình đầu tư trang thiết bị cho hệ thống KBNN
Tài sản trong hệ thống Kho bạc Nhà nước đóng vai trò quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả hoạt động của ngành, là nguồn tài chính tiềm năng của ngành, trong quá trình khai thác, sử dụng, góp phần tạo ra kết quả hoạt động nghiệp vụ. Sử dụng tài sản hiệu quả sẽ làm giảm nhu cầu tài chính cho đầu tư, xây dựng và sửa chữa, có điều kiện để tăng đầu tư mới và đầu tư theo hướng hiện đại. Do vậy bên cạnh việc xây dựng trụ sở, kho tàng… thì việc trang bị trang thiết bị cho các công trình hoàn thành đi vào hoạt động là một yếu tố không thể thiếu. Từ nhận thức: Đầu tư trang bị tài sản là đầu tư cho phát triển do vậy trong giai đoạn qua đầu tư cho trang bị tài sản liên tục tăng. Thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 8: Nhu cầu và phân bổ vốn đầu tư trang thiết bị cho hệ thống KBNN giai đoạn 2005 – 2009
Cùng với sự tăng lên của trụ sở, kho tàng làm việc, trang thiết bị đầu tư cho các trụ sở kho tàng cũng tăng theo để đảm bảo cho các trụ sở mới đi vào hoạt động có hiệu quả.
Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư cho trang bị tài sản cho hệ thống KBNN ngày càng tăng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2007 nguồn vốn đầu tư cho trang thiết bị lên tới 317283 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư cho mua sắm tài sản mới là 312283 triệu đồng, vốn đầu tư cho sửa chữa tài sản là 5000 triệu đồng. Do giai đoạn này số công trình được xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp trong hệ thống các KBNN từ trung ương tới địa phương chiếm con số lớn nhất ( xây dựng mới 37 công trình; cải tạo sửa chữa 43 công trình ) do vậy nguồn vốn dành cho trang thiết bị tài sản cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bảng 8: Nhu cầu và phân bổ vốn đầu tư trang thiết bị cho hệ thống KBNN giai đoạn 2005 – 2009
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Nhu cầu Vốn phân
bổ Nhu cầu Vốn phân bổ Nhu cầu Vốn phân bổ Nhu cầu Vốn phân bổ Nhu cầu Vốn phân bổ Tổng V ĐT 83763714 70000 161532. 12 82000 355945. 2 317283 210908. 2 71792 207376 115000 Mua sắm tài sản 83753241 67500 151654. 12 75000 345578. 2 312283 204588. 2 66792 192216 100000
Sửa chữa tài sản 10472. 8 2500 9878 7000 10367 5000 6320 5000 15160 15000
Trong các năm 2008, 2009 số vốn đầu tư cho trang thiết bị, tài sản cũng chiếm tỷ trọng lớn. Do giai đoạn này theo chủ trương của nhà nước, đầu tư cho trang bị tài sản hệ thống KBNN cần được chú trọng và quan tâm để giúp các cán bộ làm việc trong điều kiện tốt nhất để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được đảng và nhà nước giao.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin-tin học đã thực sự trở thành công cụ không thể thiếu được trong các hoạt động nghiệp vụ, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả công tác, giúp cho KBNN đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng trong hầu hết các KBNN từ trung ương tới địa phương. Đặc biệt trong năm 2008 KBNN đã triển khai thành công dự án TABMIS. KBNN tập trung các nguồn lực, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đây là Dự án có quy mô, phạm vi ứng dụng không chỉ đối với hệ thống KBNN, nhưng KBNN phải giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất. KBNN tiếp tục triển khai thực hiện dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin-tin học KBNN đến năm 2010 như: Dự án thiết lập hệ thống mạng thông tin nội bộ Intranet; Dự án kết nối, trao đổi thông tin giữa các hệ thống Kho bạc - Tài chính - Thuế - Hải quan; Dự án xây dựng và triển khai chương trình Quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản; Dự án thiết kế và xây dựng kho dữ liệu tổng hợp và các tiện ích hỗ trợ ra quyết định. Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2010 hệ thống KBNN tiếp tục thực hiện bổ sung, hiện đại hóa trang thiết bị tin học, củng cố và nâng cao năng lực hệ thống mạng truyền thông. Do đó nguồn vốn đầu tư cho trang bị tài sản trong giai đoạn này tăng để giúp cho công tác điều hành, quản lý ngân sách nhà nước qua hệ thống KBNN đạt được hiệu quả cao.
Trong tổng nguồn vốn đầu tư cho trang thiết bị tài sản thì nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản mới luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể :
Bảng 9: Tỷ trọng VĐT phân bổ cho mua sắm và sửa chữa của hệ thống KBNN giai đoạn 2005-2009
Bảng 9: Tỷ trọng VĐT phân bổ cho mua sắm và sửa chữa của hệ thống KBNN giai đoạn 2005-2009
Đơn vị: %
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Nhu cầu Vốn
phân bổ Nhu cầu
Vốn
phân bổ Nhu cầu
Vốn
phân bổ Nhu cầu
Vốn
phân bổ Nhu cầu
Vốn phân bổ
Tổng V ĐT 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Tỷ trọng mua sắm tài sản 99. 99 96. 43 93. 88 91. 46 97. 09 98. 42 97. 00 93. 04 92. 69 86. 96
Tỷ trọng sửa chữa tài sản 0. 01 3. 57 6. 12 8. 54 2. 91 1. 58 3. 00 6. 96 7. 31 13. 04
Qua hai bảng số liệu ( Bảng 8 và bảng 9 ) ta thấy vốn đầu tư vào trang bị tài sản cho hệ thống KBNN chủ yếu là dành cho mua sắm trang thiết bị mới, nguồn vốn dành cho sửa chữa tài sản là rất nhỏ.
Quan các năm cùng với sự tăng lên của đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống trụ sở, kho tàng hệ thống KBNN thì tăng nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định cũng tăng để trang bị thiết bị trụ sở KBNN mới đi vào vận hành và hoạt động.
Quan bảng số liệu ta thấy số vốn phân bổ cho các giai đoạn 2005-2007 liên tục tăng ( Năm2005: 70000 triệu đồng ; năm 2006: 82000 triệu đồng; năm 2007: 317283 triệu đồng ). Các năm 2008, 2009 số vốn phân bổ cho trang thiết bị tài sản giảm so với năm 2007 do trong giai đoạn này các công trình xây dựng cơ bản được xây dựng mới giảm. Nguồn vốn được dùng để cải tạo, nâng cấp các tài sản hiện có tăng ( thể hiện ở tỷ trọng vốn đầu tư cho sửa chữa tài sản năm 2008 : 6. 96 %, năm 2009: 13. 04%), trong khi vốn đầu tư cho sửa chữa năm 2007 chỉ chiếm 0. 01%; năm 2007 chỉ chiến 1. 58%).
Kho bạc nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài Chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ theo quy định của pháp luật. Kho bạc nhà nước trung ương là cơ quan đầu ngành quản lý, kiểm soát, hướng dẫn các KBNN các tỉnh, thành phố, quận huyện thực hiện các nhiệm vụ của ngành được đảng và nhà nước giao phó. Mặt khác, để việc mua sắm các tài sản tập trung vào một mối, giúp tiết kiệm chi phí…. . Do vậy việc mua sắm trang thiết bị chủ yếu do KBNN thực hiện. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư mua sắm tài sản mới cho hệ thống KBNN giai đoạn 2005 - 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
TổngVĐT 67500 75000 312283 66792 100000
Tại KBNN trung ương 36664 36449.9 189735 39900 8202.1
Các KBNN tỉnh 30836 38550.1 279796 26892 91797.9
Nguồn: Ban tài vụ- quản trị
Bảng 11: Tỷ trọng vốn đầu tư mua sắm tài sản mới cho hệ thống KBNN giai đoạn 2005 - 2009.
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng VĐT 100 100 100 100 100
Tại KBNN trung ương 54.317 48.600 60.757 59.738 8.202
Các KBNN tỉnh 45.683 51.400 39.243 40.262 91.798
Nguồn: Ban tài vụ - quản trị
Với vai trò là cơ quan đầu ngành hướng dẫn chỉ đạo các kho bạc cấp tỉnh và huyện, KBNN trung ương luôn thể hiện là cơ quan nhà nước đi đầu thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị định … của cấp trên giao. Từ nhận thức được vai trò to lớn của KBNN trung ương, số tiền đầu tư trang thiết bị tài sản như: xe ô tô chuyên dùng, hệ thống mạng LAN, hệ thống máy tính, máy in, máy phát điện, máy điều hòa…. đều được trú trọng đầu tư để hỗ trợ cho các cán bộ làm việc với các trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. KBNN trung ương ngoài việc mua sắm trang thiết bị, tài sản phục vụ tại KBN trung ương, một phần lớn các tải sản, trang thiết bị phục vụ cho các KBNN cấp tỉnh, huyện đều được mua sắm qua KBNN trung ương. Việc mua sắm trang thiết bị tài sản qua KBNN trung ương góp phần giảm thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư, góp phần tiết kiệm tiền vốn đầu tư do việc mua sắm được tập trung, việc mua sắm thông qua KBNN trung ương góp phần đảm bảo chất lượng của tài sản, trang thiết bị mua sắm. Qua 2 bảng số liệu 8 và 9 ta thấy nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản trang thiết bị chủ yếu được thực hiện qua KBNN trung ương luôn chiếm tỷ trọng lớn, việc kho bạc các tỉnh tự mua sắm các tài sản trang thiết bị phục vụ cho kho bạc mình chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Qua bảng số liệu ta thấy số vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị tài sản cho hệ thống KBNN tăng dần qua các năm ( từ 67500 triệu đồng năm 2005 tới 100000 triệu đồng năm 2009). Và việc mua sắm chủ yếu thực hiện qua KBNN trung ương. Đặc biệt là năm 2007 nguồn vốn đầu tư cho mua sắm tài sản mới của toàn hệ thống KBNN là 312283 triệu đồng, việc mua sắm thông kho bạc nhà nước trung ương là 189735 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60.757 % vốn đầu tư mua sắm tài sản mới của toàn ngành.
Qua quá trình hoạt động và phát triển tới nay ngành Kho bạc đã đạt được những thành tựu nhất định, ổn định cơ sở vật chất trên cả phương diện số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2005 – 2009 toàn ngành đã được đầu tư hàng nghìn chiếc két sắt để đảm bảo công tác an toàn tiền cất trữ, máy đếm tiền tăng từ 41 chiếc lên 2.118 chiếc. Đèn kiểm tra tiền từ không có chiếc nào nay đã có 1.133 chiếc, roi điện, bình xịt, xe đẩy
từng bước được trang bị phục vụ cho công tác an toàn của hệ thống. Bàn ghế, tủ tài liệu bước đầu được thay thế số cũ, hỏng và trang bị mới đảm bảo phương tiện làm việc, lưu trữ tài liệu cho cán bộ.
Hệ thống thiết bị tin học cũng đã được chú trọng để tăng về số lượng, cơ cấu thiết bị cũng như các phần mềm quản lý hoạt động nghiệp vụ, toàn hệ thống đã sử dụng mạng cục bộ LAN. Máy chủ từ chỗ không có chiếc nào (năm 1990) đã tăng lên 288 chiếc( năm 2004 ) tới năm 2009 số máy là 892 máy, máy trạm tăng từ 8 chiếc (năm 1990) lên 1.226 chiếc( năm 2004) và 4245 chiếc năm 2009, máy in kim từ 2 chiếc (năm 1990 ) lên 1.122 chiếc ( năm 2004 ) và 3241 chiếc ( năm 2009 ), máy in laser từ chỗ chưa có đã được trang bị 24 chiếc; các thiết bị như máy ổn áp, lưu điện, modem truyền tin đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động nghiệp vụ trong giai đoạn ổn định của ngành.
Các tài sản khác cũng được tăng lên về chủng loại và số lượng: máy phát điện là 689 chiếc, máy điều hòa không khí là 976 chiếc, điện thoại đã đảm bảo cho yêu cầu thông tin, liên lạc. Cơ cấu và chất lượng xe đã được nâng cao, giảm bớt việc trang bị
Bên cạnh việc xây dựng trụ sở, kho tàng, mua sắm trang thiết bị mới cho KBNN thì việc sửa chữa trang thiết bị tài sản cho hệ thống KBNN góp phần quan trọng cho hệ thống KBNN hoạt động có hiệu quả. Cụ thể nguồn vốn đầu tư để sửa chữa tài sản của hệ thống KBNN được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Cơ cấu vốn đầu tư vào sửa chữa tài sản của hệ thống KBNN giai đoạn 2005 – 2009.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng V ĐT 2500 7000 5000 5000 15000
Tại KBNN trung ương 500 3990 970 970 4977
Các KBNN tỉnh 2000 3010 4030 4030 10023
Nguồn: Ban tài vụ-quản trị
Bảng 13: Tỷ trọng VĐT sửa chữa tài sản của hệ thống KBNN giai đoạn 2005 - 2009.
Đơn vị:%
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tại KBNN trung ương 20. 00 57. 00 19. 40 19. 40 33. 18 Các KBNN tỉnh 80. 00 43. 00 80. 60 80. 60 66. 82
Nguồn: Ban tài vụ - quản trị
Cùng với sự ra tăng của nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng trụ sở, kho tàng, mua sắm trang thiết bị mới cho hệ thống KBNN thì nguồn vốn đầu tư cho sửa chữa tài sản cũng tăng lên qua các năm. Ngược lại, với việc mua sắm tài sản mới, được thực hiện chủ yếu thông qua KBNN trung ương, việc sửa chữa tài sản của các KBNN chủ yếu địa phương nào thì địa phương đó thực hiện trực tiếp, chỉ một số phần nhỏ trang thiết bị tài sản mua thêm phục vụ việc sửa chữa thông qua KBNN trung ương ( năm 2007, 2008 tỷ trọng vốn đầu tư cho sửa chữa thông qua kho bạc trung ương là 970 triệu đồng, chiếm 19,4 %). Công tác sửa chữa, nâng cấp hệ thống trang thiết bị tài sản của KBNN trung ương cũng như hệ thống KBNN các tỉnh được thực hiện thường xuyên hàng năm. Việc quan tâm sửa chữa thường xuyên trang thiết góp phần tiết kiệm cho nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm. Qua sửa chữa, nâng cấp mà nhiều trang thiết bị tài sản vẫn được đưa vào sử dụng có hiệu quả tránh việc phải mua sắm những trang thiết bị mới trong khi những tài sản cũ vẫn có thể sử dụng được. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của nước ta là vô cùng khan hiếm, do vậy việc tiết kiệm vốn và sử dụng mỗi đồng vốn có hiệu quả vô cùng quan trọng.