PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn" (Trang 45 - 46)

M NG SÀI SN Ơ

4.2.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

4.2.1. Phương hướng phát tri n chung c a công ty ể ủ

Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn và điều kiện thực tế của công ty, HĐQT đã họp và vạch ra định hướng phát triển công ty và phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2005 và các năm tiếp theo như sau:

- Tiếp tục đầu tư tham gia góp vốn cổ phần vào Công ty Cổ phần Xi măng Mỹ Đức để đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững.

- Phát hành thêm cổ phiếu có giá trị 50.000-60.000cho CBCNLĐ làm việc trong công ty để nâng cao vai trò, trách nhiệm của họ đối với sự phát triển của công ty và tạo thêm nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

- Nghiên cứu mở rộng sản xuất, quy mô công ty để phát huy tiềm năng về con người và nguồn vốn sẵn có, tiếp tục nghiên cứu để đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề tạo thế phát triển vững chắc

- Làm thủ tục thuê đất có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo sản xuất lâu dài.

Dự đoán về kết quả và chỉ số chủ yếu từ 2-5 năm:

- Cuối năm 2002, Công ty đầu tư mở rộng sản xuất nâng công suất nhà máy từ 80.000 tấn/năm lên 120.000 tấn/năm.

ty đã sản xuất và tiêu thụ được 154.000 tấn đạt 106% so với kế hoạch. - Năm 2004, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty là 162.000 tấn và hoàn thành vào ngày 25/11/2004 kết thúc năm đạt 170.000 tấn.

- Trong 2 năm tới công ty dự kiến mỗi năm sản xuất 190.000 tấn đến 200.000 tấn sản phẩm.

- Năm 2007 hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức công suất thiết kế 1,4 Tr.tấn/năm.

4.2.2. Phương hướng hoàn thiên h th ng qu n tr ch t lệ ố ả ị ấ ượng

Để hoàn thiện HTQLCL, công ty chú trọng công tác đào tạo cho CBCNV trong công ty, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của vấn đề chất lượng với sự phát triển của công ty.

Thực hiện sát sao công tác quản lý người lao động, phổ biến cho 100% người lao động hiểu và nắm được các văn bản có liên quan của hệ thống, nâng cao năng suất lao động.

Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác quản trị máy móc thiết bị, nhằm thực hiện sản xuất đủ và vượt công thiết kế của nhà máy.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Tình hình thực hiện và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 tại công ty cổ phần xi măng Sài Sơn" (Trang 45 - 46)