• Về dịch vụ thẻ
2.3.4 Những hạn chế còn tồn tạ
• Hạn chế về các sản phẩm, dịch vụ của NHTMCPCT
Danh mục dịch vụ cung ứng còn nghèo nàn, số lượng dịch vụ còn ít. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ hiện đại chưa nhiều, tính tiện tích chưa cao. Tổng thu từ dịch vụ còn thấp, thu nhập từ dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống như cho vay, bảo lãnh thanh toán trong nước và các dịch vụ đi theo hoạt động cho vay, chưa có nhiều dịch vụ mới có tính đột phá.
So với nhóm các NHTMCP, các sản phẩm bán lẻ của NHTMCPCT chưa thực sự phong phú, đa dạng, vì vậy chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cá nhân, thiếu tính liên kết với các sản phẩm dịch vụ khác để tạo ra các gói sản phẩm hàm chứa nhiều giá trị gia tăng. Đặc biệt, giá vàng và ngoại tệ cũng biến động không ngừng cùng với lãi suất là diễn biến tất yếu của kinh tế thị trường trong thời gian qua sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh. Tuy nhiên, hiện nay NHTMCPCT chưa chuẩn bị được nhiều cho việc cung ứng các sản phẩm này đến khách hàng (như các sản phẩm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi và quyền chọn,…).
Để hiểu rõ hơn thực trạng các sản phẩm dịch vụ của NHTMCPCT, chúng ta đi vào phân tích quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của các ngân hàng hàng đầu thế giới và NHTMCPCT.
Qua biểu đồ 2.9 có thể thấy rằng, các sản phẩm, dịch vụ mà NHTMCPCT hiện đang triển khai áp dụng đã được các ngân hàng hàng đầu thế giới áp dụng cách đây khoảng 7 - 10 năm. Để có thể đuổi kịp và trở thành 1 ngân hàng hàng đầu trong khu vực, đòi hỏi NHTMCPCT cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải “đi tắt đón đầu” thì mới có hi vọng theo kịp sự phát triển như vũ bảo của các ngân hàng hàng đầu thế giới.
Chất lượng một số dịch vụ chưa cao, phong cách phục vụ chưa chuẩn mực, tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng chưa nhanh, chức năng tư vấn khách hàng chưa được chú trọng. Một số quy trình nghiệp vụ còn nặng nề về đảo bảo an toàn cho ngân hàng, chưa thực sự thuận lợi cho khách hàng dẫn đến giảm tính cạnh tranh, chưa thu hút nhiều khách hàng.
Biểu đồ 2.9:So sánh quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của các ngân hàng hàng đầu thế giới so với
NHTMCPCT
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)
Phương thức giao dịch và cung cấp dịch vụ chủ yếu vẫn là “tiếp xúc trực tiếp tại quầy”. Các hình thức giao dịch từ xa trên cơ sở công nghệ thông tin và điện tử chưa được triển khai rộng rãi, lượng khách hàng sử dụng còn ít.
Công tác tiếp thị, marketing bán hàng, tuyên truyền quảng cáo về nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung còn nhiều tồn tại, chưa có sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao trên thị trường.
• Hạn chế về hệ thống công nghệ thông tin
Mặc dù công nghệ ngân hàng đã được đổi mới và hiện đại hóa nhưng vẫn chưa theo kịp các ngân hàng trong khu vực. Tính năng “Hệ thống ngân hàng lõi” còn hạn chế (chương trình hiện đại hóa INCAS cần bổ sung nhiều tiện ích để đáp ứng nhu cầu phân tích quản trị, điều hành), việc tổ chức triển khai đầu tư công nghệ đang trong quá trình
Internet Banking Phone Banking Interactive TV, others Self service terminals ATM
hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cấp bách của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập. Hệ thống kế toán của NHTMCPCT còn thiếu tính đồng bộ, hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước chưa thống nhất, cần phải tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa.
• Các hạn chế khác
Bên cạnh những khó khăn trên, NHTMCPCT còn gặp phải một số những hạn chế trong quá trình hoạt động như hạn chế liên quan đến việc tính giá vốn nội bộ, thiếu công cụ để xác định chính xác mức độ sinh lời từng danh mục tài sản cũng như sản phẩm cụ thể để định hướng phát triển.
Một số chi nhánh còn chủ quan, chưa nhận thức đúng khó khăn, diễn biến phức tạp của thị trường khi điều hành hoạt động kinh doanh, chưa tuân thủ đúng chủ trương, chỉ đạo của Ban lãnh đạo như cho vay vượt quá chỉ tiêu, cho vay vào lĩnh vực đã được yêu cầu hạn chế, cho vay với tài sản thể chấp không đảm bảo giá trị, chưa tận dụng thời cơ để cơ cấu lại khách hàng v.v. vừa gây khó khăn cho điều hành hệ thống vừa không cải thiện được chất lượng tín dụng.
Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực còn một số bất cập như: chưa có sự trao đổi hợp lý giữa các phòng quản lý nguồn nhân lực tại Trụ sở chính với cán bộ nguồn nhân lực tại các chi nhánh; sự phối hợp chưa triệt để trong xử lý công việc giữa một số phòng ban, giữa Trụ sở chính và chi nhánh đôi lúc gây chậm trễ, ách tắc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; thiếu cán bộ, chuyên gia giỏi đảm nhiệm các nghiệp vụ mới và lĩnh vực công nghệ cao.