KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ VỚI VIỆC QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH KINH DOANH HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI (Trang 53 - 58)

QUÁ TRÌNH KINH DOANH HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP.

Trong mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh, tiêu thụ là khâu cuối cùng và được coi là bắt đầu từ khi doanh nghiệp xuất hàng giao cho khách hàng đến khi quyền sở hữu đã thuộc về người mua.

Thông qua khâu tiêu thụ, hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Khi đó tính chất hữu ích của hàng hoá mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Tại công ty thiết bị phụ tùng cơ điện nông nghiệp quản lý quá trình kinh doanh hàng hóa là quản lý về các mặt: về khối lượng hàng hoá, về chi phí lưu thông, về giá bán và phương pháp thanh toán.

Quản lý về khối lượng hàng hóa:

Hiện nay, hàng hóa của công ty có hơn 3000 các loại thiết bị, phụ tùng khác nhau. Do đó để tạo điều kiện cho công tác quản lý về hàng hóa nói chung, về khối lượng hàng hoá nói riêng, công ty tiến hành phân loại hàng hoá thành các nhóm theo mã nhóm, mỗi nhóm lại được phân thành các nhóm chi tiết hơn. Hàng hoá được chia thành 2 nhóm lớn là Nhóm phụ tùng và Nhóm thiết bị. Hai nhóm này lại được phân thành các nhóm nhỏ hơn từ cấp 1 đến cấp 4. Cụ thể như sau:

P [Phụ tùng...] PX Phụ tùng bánh xích PXT Phụ tùng T100/130 PXDT75 Phụ tùng DT 75 PXDT54 Phụ tùng DT 54 PXD606 Phụ tùng D 606 PH [Phụ tùng bánh hơi...] PH ZETOR Phụ tùng Zetor PH MTZ50 Phụ tùng MTZ50 PHMTZ80 Phụ tùng MTZ 80 PHIOMZ Phụ tùng IOMZ PHANDO Phụ tùng ấn Độ

PVAS Phụ tùng Vòng bi, ác quy, săm lốp

PVAS1 Vòng bi PVAS2 ác quy PVA33 Săm lốp PK [Phụ tùng khác...] PK1 Phụ tùng dàn bơm tưới, dụng cụ PK2 Phụ tùng cơ khí nhỏ PK3 Phụ tùng nông nghiệp PK4 Các phụ tùng khác T [Thiết bị...]

TNN Thiết bị nông nghiệp TKHXD Thiết bị xây dựng TMK [ Thiết bị máy kéo ...]

TMK1 Thiết bị MTZ

TMK2 Thiết bị nhỏ ấn Độ

TMK3 Thiết bị Nhật

TMK4 Thiết bị Trung Quốc TK [Thiết bị khác ...]

TK1 Thiết bị máy chế biến

TK2 Thiết bị khác

TQ [ Hàng nhà máy Trung Quốc...]

TQ1 Thiết bị

TQ2 [Phụ tùng ...]

TQ21 Phụ tùng bánh xích DPH

TQ22 Phụ tùng máy ủi

TQ23 Phụ tùng máy gặt đập

Để quản lý và theo dõi khối lượng hàng hoá nhập xuất tồn kho, công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp hạch toán thẻ song song.

* Tại kho:

Hàng hoá nhập xuất tồn kho được thủ kho theo dõi và phản ánh trên thẻ kho về mặt số lượng. Thẻ kho được mở chi tiết cho từng loại hàng hoá. Mỗi chứng từ được ghi một dòng vào thẻ kho.

* Tại phòng kế toán:

Phòng kế toán ngoài việc theo dõi hàng hoá nhập xuất tồn kho về mặt số lượng còn theo dõi về cả về mặt giá trị. Để quản lý hàng hoá, kế toán hàng hoá mở thẻ kế toán chi tiết cho mỗi loại hàng hoá tương ứng với thẻ kho được mở ở kho. Định kỳ (2-3 ngày) kế toán nhận chứng từ như phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT, bảng kê hoá đơn nhập... chuyển tới phòng kế toán. Kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu và nhập số liệu vào máy. Cuối mỗi tháng kế toán tiến hành đối chiếu với thẻ kho.

Quản lý về chi phí lưu thông:

Tại công ty, chi phí lưu thông được phân loại theo khâu kinh doanh, gồm chi phí bán hàng và chi phí mua hàng. Hai loại chi phí này được tập hợp vào 2 loại tài khoản khác nhau. Đặc biệt trong khâu bán hàng, các khoản chi phí không những được phân loại theo nội dung chi phí mà còn theo mục đích chi tiêu như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí sửa chữa TSCĐ, do đó tạo điều kiện khá thuận lợi cho công tác quản lý.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo lợi nhuận, công ty quyết định giá bán không chỉ trên cơ sở giá hàng hoá mua vào mà còn dựa trên những quan hệ cung - cầu của thị trường, hay nói cách khác là dựa trên giá cả thị trường. Tuỳ từng thời điểm khác nhau dựa trên phân tích tìm hiểu thị trường mà Ban giám đốc sẽ quyết định mức giá bán khác nhau.

Giá bán của công ty cũng được thay đổi tuỳ theo khu vực, tuỳ thuộc vào địa điểm đặt chi nhánh của công ty. Riêng giá bán lẻ được quy định thống nhất, do Giám đốc duyệt và có giá trị trong từng thời kỳ. Giá bán cũng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa công ty và bạn hàng.

Bên cạnh đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tăng uy tín với khách hàng, công ty cũng tiến hành hình thức giảm giá hàng bán và trả lại hàng đã bán.

Về hình thức thanh toán:

Hình thức thanh toán tại công ty khá đa dạng như tiền mặt, tiền gửi, ngân phiếu, uỷ nhiệm chi, séc bảo chi, séc chuyển khoản, chuyển tiền... Tuy nhiên hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt và được thanh toán ngay. Đặc biệt khi khách hàng có nhu cầu muốn thanh toán vào ngày nghỉ như thứ bẩy, chủ nhật thì công ty sẵn sàng đáp ứng. Đồng thời công ty cũng áp dụng hình thức thanh toán chậm có thời hạn cho khách.

Để đánh giá được hiệu quả quản lý của quá trình kinh doanh, ta cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty nên tiến hành phân tích qui mô tiêu thụ đã đạt được dựa trên các chỉ tiêu: doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Đồng thời công ty cũng nên tiến hành phân tích dựa trên cơ sở sử dụng các tỷ suất lợi nhuận như: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quản lý doanh nghiệp.

(Đơn vị: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm2000 Năm2001 Năm2002 So sánh (%) 2001/2000 2002/2001

1 Doanh thu thuần 62.691 42.355 61.494 67,562 145,187 2 Giá vốn hàng bán 56.157 37.110 52.416 66,082 141,245 3 Chi phí bán hàng 4.777 2.501 3.281 52,355 131,106 4 Chi phí QLDN 2.089 2.392 2.626 114,532 109,783

5 Lợi nhuận 151 231 350 153,27 151,622

Bảng 01: Các chỉ tiêu phản ánh qui mô hoạt động tiêu thụ của công ty

Như vậy năm 2001 so với năm 2000, các chỉ tiêu như doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng đều giảm đi. Như doanh thu thuần giảm khoảng 20.336 (triệu đồng), đạt 67,562 %. Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận lại tăng lên, nhưng tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Qua đó cho thấy việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là không chặt chẽ. Năm 2002 so với năm 2001, tất cả các chỉ tiêu đều tăng. Riêng về lợi nhuận, số tuyệt đối tăng 119 (triệu đồng). Bên cạnh đó tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp là thấp nhất (109,783%), còn cao nhất là tốc độ tăng của lợi nhuận (151,622%). Qua đó cho thấy năm 2002 công ty đã thực hiện tốt việc nâng cao công tác quản lý.

STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,0024 0,00545 0,00569 2 Tỷ suất lợi nhuận/giá vốn hàng bán 0,0027 0,00623 0,00668 3 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí bán hàng 0,0315 0,09236 0,10667 4 Tỷ suất lợi nhuận/CP QLDN 0,0721 0,09657 0,13328

Bảng 02: Các chỉ tiêu doanh lợi của hoạt động tiêu thụ tại công ty

Qua bảng chỉ tiêu trên cho thấy, năm 2000 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0,0024 đồng lợi nhuận, đến năm 2001 thì kết quả này có tăng lên, cụ thể là cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,00545 đồng lợi nhuận, và đến năm 2002 thì kết quả này tăng lên là 0,00569. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu còn lại từ năm 2000 đến năm 2002 đều tăng lên. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty và quan trọng hơn đó là năng lực lãnh đạo của bộ máy quản lý và lãnh đạo không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, công ty cũng nên chú trọng hơn nữa

đến việc tìm ra biện pháp tạo điều kiện cho việc quản lý quá trình kinh doanh được dễ dàng hơn, tăng lợi nhuận và tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w