a. Khái niệm, nội dung:
* Khái niệm: CPSXC là các khoản chi phí phát sinh có liên quan tới việc
quản lý chi phí sản xuất ở các phân xưởng ,tổ đội và các khoản chi phí trực tiếp khác có liên quan đến sản xuất sản phẩm ở từng phân xưởng ,tổ đội nhưng chưa được phản ánh ,theo dõi trên TK 621, TK 622 .Vì vậy còn gọi CPSXC là chi phí quản lý phân xưởng.
* Nội dung: Phản ánh vào CPSXC bao gồm hai khoản chi lớn là chi phí quản
lý phân xưởng và chi phí sản xuất trực tiếp khác.
-Chi phí quản lý phân xưởng gồm :
+ Chi phí tiền lương ,BHXH của nhân viên quản lý phân xưởng (chi phí nhân viên phân xưởng ).
+Giá trị số vật liệu dùng quản lý phân xưởng như : giấy, bút, mực.... dùng cho công tác quản lý.
+Khấu hao nhà xưởng của phân xưởng.
+ Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào quản lý sản xuất ở phân xưởng như : điện thoại ,thư báo ...
+ Các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh trong công tác quản lý phân xưởng.
-Chi phí sản xuất trực tiếp khác : phản ánh vào TK 627, ngoài các khoản chi có liên quan đến quản lý sản xuất còn có các khoản chi có liên quan đến sản xuất sản phẩm chưa được phản ánh trên TK 621, TK 622 gồm :
+ Giá trị số vật liệu dùng sửa chữa nhỏ TSCĐ là các máy móc thiết bị ở các phân xưởng ( chi phí vật liệu ).
+ Giá trị số CCDC đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm ở phân xưởng, tổ đội ( chi phí CCDC ) .
+Khoản phân bổ chi phí trả trước , trích trước chi phí phải trả về các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tiền thuê nhà xưởng .
+ Khấu hao của máy móc thiết bị dùng để sản xuất sản phẩm.
+ Các khoản dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất sản phẩm như : tiền điện , tiền nước ...
+Các khoản chi phí sản xuất khác.
b, Nguyên tắc hạch toán :
Hạch toán CPSXC cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau :
-TK 627 chỉ dùng cho các doanh nghiệp sản xuất của các ng nh công nghià ệp, nông nghiệp , XDCB , giao thông vận tải ...
- Chỉ phản ánh vàoTK 627 các khoản chi phí có liên quan đến quản lý sản xuất ở các phân xưởng, tổ đội và các khoản chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm khác.
- Phải mở sổ chi tiết để theo dõi CPSXC ở từng phân xưởng ,tổ đội theo từng khoản mục chi phí .
- Khi phát sinh CPSXC, kế toán tập hợp vào bên Nợ TK 627. Cuối tháng sẽ tính toán phân bổ, kết chuyển CPSXC vào giá thành các loại sản phẩm theo phương pháp phân bổ gián tiếp . Cách phân bổ như sau :
+ Đối với chi phí nhân viên có thể được phân bổ theo CPNCT2. + Đối với chi phí vật liệu có thể phân bổ theo CPNVLT2.
+ Đối với chi phí khấu hao TSCĐ có thể phân bổ theo số giờ máy chạy.Trường hợp TSCĐ chỉ sản xuất riêng cho từng loại sản phẩm thì phân bổ theo phương pháp trực tiếp .
+ Đối với chi phí năng lượng mua ngoài dùng để sản xuất sản phẩm, nếu hạch toán riêng năng lượng cho từng loại sản phẩm thì phân bổ theo phương pháp trực tiếp.Trường hợp ngược lại có thể phân bổ theo chi phí khấu hao TSCĐ hoặc số giờ máy chạy.
+Đối với các khoản chi phí khác sẽ được phân bổ theo phương pháp gián tiếp theo những tiêu chí phù hợp như : tiền lương công nhân sản xuất, chi phí vật liệu, chi phí định mức...
- Cuối kỳ TK 627 không có số dư.
c, Phương pháp kế toán:
- Tác dụng : Tài khoản này dùng tập hợp, phân bổ, kết chuyển CPSXC trong kỳ ở các doanh nghiệp sản xuất .
- Nội dung kết cấu:
TK 627
-Tập hợp CPSXC phát -Phân bổ , kết chuyển CPSXC sinh kỳ này. vào tài khoản phù hợp để tính giá thành sản phẩm cuối kỳ. Χ
-Các tài khoản chi tiết : TK 627 có các tài khoản chi tiết sau: +TK 627.1- Chi phí quản lý doanh nghiệp
+TK 627.2- Chi phí vật liệu +TK 627.3- Chi phí CCDC
+TK 627.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ +TK 627.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài +TK 627.8 – Chi phí bằng tiền khác - Cách ghi chép chung:
+Khi phát sinh chi phí , kế toán ghi:
Nợ TK 627 ( chi tiết cho từng khoản mục ) Có TK có liên quan
+Cuối kỳ , khi phân bổ , kết chuyển CPSXC ghi:
Nợ TK có liên quan
Có TK 627 ( chi tiết từng khoản mục ) * Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu :
- Cuối kỳ khi tính tiền lương, tiền ăn ca phải trả nhân viên quản lý sản xuất, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, của nhân viên quản lý sản xuất, ... căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 627.1 – chi tiết từng đối tượng ). Có TK 334 , 338
- Khi xuất kho vật liệu dùng vào quản lý sản xuất, sửa chữa nhỏ TSCĐ ở các phân xưởng, kế toán xác định giá thực tế vật liệu xuất dùng, lập bảng phân bổ vật liệu sử dụng, kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 627.2 – chi tiết từng đối tượng )
Có TK 152 ( 611 )
- Khi xuất kho CCDC dùng sản xuất sản phẩm, tuỳ trường hợp kế toán ghi: + Trường hợp CCDC thuộc loại phân bổ một lần : căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC và bảng phân bổ vật liệu, CCDC sử dụng, kế toán tập hợp chi phí CCDC vào sổ kế toán theo :
Nợ TK 627 ( 627.3 - chi tiết từng đối tượng ) Có TK 153 (611)
+Truờng hợp CCDC thuộc loại phân bổ nhiều lần,kế toán ghi sổ đồng thời theo 2 định khoản:
-Phản ánh giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí trả trước: Nợ TK 142 (242)
Có TK 153 (611)
-Đồng thời xác định mức phân bổ của số dụng cụ đã xuất dùng vào CPSXC kỳ này theo:
Nợ TK 627 (627.3 – chi tiết cho từng đối tượng) Có TK 142 ( 242 )
- Cuối tháng khi trích khấu hao TSCĐ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ phản ánh số khấu hao TSCĐ dùng sản xuất sản phẩm kỳ này đồng thời theo 2 định khoản :
+ Phản ánh chi phí khấu hao v o CPSXC kà ỳ n y theo :à
Nợ TK 627 ( 627.4 – chi tiết cho từng đối tượng ) Có TK 214
+ Đồng thời ghi tăng nguồn vốn khấu hao : Nợ TK 009
- Cuối tháng khi nhận được hoá đơn GTGT của người cung cấp dịch vụ mua ngoài ( điện, nước, đàm thoại, …), kế toán xác định giá trị dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất của từng phân xưởng, tổ đội, … tuỳ trường hợp kế toán ghi :
+ Trường hợp Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất kinh doanh, sản phẩm chịu thuế GTGT, Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ , kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 627.7 – chi tiết từng đối tượng ) Nợ TK 133
Có TK 111 , 112 , 331 , …
+ Trường hợp dịch vụ mua ngoài dùng sản xuất sản phẩm, sản phẩm không chịu thuế GTGT hoặc có chịu thuế GTGT, Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh :
Nợ TK627 ( 627.7 - chi tiết từng đối tượng ) Có TK 111 , 112 , 331 , …
- Trường hợp Doanh nghiệp phải thuê nhà xưởng, TSCĐ để dùng sản xuất sản phẩm , tiền thuê trả một lần nhưng dùng trong nhiều kỳ sản xuất :
+ Khi xác định tiền thuê TSCĐ phải trả, kế toán ghi : Nợ TK 142 ( 242 )
Nợ TK 133
Có TK 111 , 112 , 331, …
+ Đồng thời căn cứ hợp đồng đã ký, phản ánh chi phí thuê ngoài vào CPSXC kỳ này theo :
Nợ TK627 ( 627.7 - chi tiết từng đối tượng ) Có TK 142 ( 242 )
- Khi phát sinh chi phí bằng tiền khác dùng cho quản lý sản xuất, căn cứ chứng từ gốc, kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 627.8 - chi tiết từng đối tượng ) Có TK 111 , 112 , 338 ( 338.8 ), …
- Cuối tháng, khi xác định các khoản chi phí trả trước khác đã phát sinh phải phân bổ vào chi phí sản xuất kỳ này, kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 627.8 - chi tiết từng đối tượng ) Có TK142 ( 242 )
- Cuối tháng, khi trích trước các khoản chi phí phải trả vào CPSXC, kế toán ghi :
Nợ TK 627 ( 627.8 - chi tiết từng đối tượng ) Có TK 335
- Trong quá trình sản xuất, nếu phát sinh các khoản chi phí, các khoản giảm CPSXC, căn cứ chứng từ gốc, kế toán ghi :
Nợ TK 111 , 112 , 138, …
Có TK 627 ( 627.8 - chi tiết từng đối tượng )
- Cuối tháng, xác định số CPSXC đã phát sinh ở từng phân xưởng, xác định mức phân bổ từng khoản CPSXC vào giá thành các loại sản phẩm, tuỳ trường hợp , kế toán ghi :
+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, kế toán ghi :
Nợ TK 154 ( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 627 ( chi tiết từng khoản mục, từng đối tượng )
+ Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK, kế toán ghi :
Nợ TK 631 ( chi tiết từng đối tượng )
Có TK 627 (chi tiết từng khoản mục, từng đối tượng )
- Hạch toán CPSXC có thể mô tả qua sơ đồ sau :
sơ đồ kế toán CPSXc TK 334 , 338 TK 627 TK 111, 138 1 10 TK 152 (611) 2 ` TK 153 (611) TK 154 ( 631 ) 3a TK 142 ( 242 ) 3b 3c 11 TK 214 4
TK 335 9 TK 111 , 112 , 331 , … 5b , 7 5a TK 133 TK 142 ( 242 ) 6a 6b , 8 Trong đó :
1- Cuối kỳ tính tiền lương, tiền ăn ca phải trả NVQLSX, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của NVQLSX.
2- XK VL dùng vào quản lý sản xuất, sửa chữa nhỏ TSCĐ ở các phân xưởng.
3a- XK CCDC dùng sản xuất sản phẩm ( loại phân bổ 1 lần ).
3b , 3c -XK CCDC dùng sản xuất sản phẩm ( loại phân bổ nhiều lần ).
5a- Chi phí dịch vụ mua ngoài ( sản phẩm chịu thuế GTGT, DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ ).
5b - Chi phí dịch vụ mua ngoài ( sản phẩm không chịu thuế GTGT hoặc có chịu thuế GTGT, DN tính thuế theo phương pháp trực tiếp ) .
6a ,6b - Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả 1 lần nhưng dùng trong nhiều kỳ sản xuất .
7- Chi phí bằng tiền khác dùng cho QLSX.
8 – Cuối kỳ, xác định khoản chi phí trả trước khác đã phát sinh phải phân bổ vào chi phí kỳ này.
9- Khi trích trước chi phí phải trả vào CPSXC. 10- Các khoản giảm CPSXC ( nếu có ).
11- Cuối tháng, phân bổ CPSXC vào giá thành các loại sản phẩm