Các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Trang 52 - 56)

Việc đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ có nhiều phương pháp, mỗi một phương pháp có một ưu nhược điểm riêng. Các DN căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ của mình, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất để tổ chức lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp. Sau đây là một số phương pháp đánh giá thường dùng.

a. Đánh giá sản phẩm làm dở theo CPNVLT2:

Phương pháp đánh giá này phù hợp với các DN sản xuất có tỷ trọng NVL lớn trong tổng chi phí sản xuất ( từ 80% - 90% ).

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ được tính theo khoản mục CPNVLT2, còn các khoản mục chi phí khác ( CPNCT2 , CPSXC ) tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thức :

DĐK + Cn DCK = x Qd QSP + Qd Trong đó : DCK : giá trị sản phẩm làm dở CK DĐK : giá trị sản phẩm làm dở ĐK Cn : CPNVLT2 phát sinh trong kỳ

QSP : khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qd : khối lượng sản phẩm làm dở CK

Riêng đối với DN có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được gia công chế biến ở nhiều giai đoạn công nghệ, việc đánh giá sản phẩm làm dở ở từng giai đoạn công nghệ được quy định như sau :

- Đối với giai đoạn công nghệ đầu , sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo CPNVLT2.

- Sản phẩm làm dở cuối kỳ ở các giai đoạn tiếp theo đuợc đánh giá theo giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.

Sử dụng phương pháp đánh giá này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính. Nhưng nhược điểm là số liệu không đảm bảo tính chính xác. Vì giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ tính đến khoản mục CPNVLT2, còn các khoản chi phí khác là không tính.

b. Đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương.

Theo phương pháp này khi đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ người ta phải đánh giá theo từng khoản mục chi phí riêng biệt sau đó tổng hợp lại sẽ xác định

được giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ của từng phân xưởng. Cách đánh giá từng khoản mục như sau :

- Đối với khoản mục CPNVLT2 : Giá trị của khoản mục này được tính đồng đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở theo công thức :

DĐK + Cn DCK = x Qd QSP + Qd Trong đó : DCK : giá trị sản phẩm làm dở CK DĐK : giá trị sản phẩm làm dở ĐK Cn : CPNVLT2 phát sinh trong kỳ

QSP : khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qd : khối lượng sản phẩm làm dở CK

- Đối với các chi phí chế biến như CPNCT2, CPSXC được tính theo công thức : DĐK + Cb DCK = x Q/ d QSP + Q/d Trong đó : : DCK : giá trị sản phẩm làm dở CK DĐK : giá trị sản phẩm làm dở ĐK

QSP : khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Cb : Chi phí chế biến đã phát sinh trong kỳ

Q/d : Khối lượng sản phẩm làm dở quy đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương.

Khối lượng sản phẩm làm dở quy đổi theo sản phẩm hoàn thành tương đương được tính theo công thức :

Q/d = Σ ( Qd x T% )

Trong đó : T% : tỷ lệ hoàn thành quy trình công nghệ của sản phẩm làm dở Đối với các DN có quy trình chế biến kiểu phức tạp liên tục khi tính giá trị sản phẩm làm dở của giai đoạn sau phải xác định từng khoản mục chi phí của giai đoạn trước chuyển sang.

Mặt khác, để đơn giản cho phương pháp tính toán giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ người ta quy định phương pháp thực hiện như sau : khoản mục CPNVLT2 được tính đồng đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở. Các khoản chi phí khác được tính theo sản phẩm hoàn thành tương đương nhưng tỷ lệ hoàn thành quy trình công nghệ được xác định là 50%. Vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến.

Sử dụng phương pháp đánh giá này có ưu điểm là đảm bảo độ chính xác cao của số liệu nhưng có nhược điểm là việc tính toán phức tạp.

c. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ được xác định như sau : Cuối kỳ, kế toán kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ từng giai đoạn sản xuất, căn cứ định mức tiêu hao vật tư, định mức nhân công, định mức sản xuất chung đã quy định cho từng giai đoạn công nghệ để xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng hợp lại sẽ được giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí định mức.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w