I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích I Thân bà
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 7/1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Miền Bắc đợc giải phóng, một trang sử mới mở ra cho dân tộc, một giai đoạn mới mở ra cho cách mạng Việt Nam.
Tháng 10/1954, cơ quan Trung ơng của Đảng, Nhà nớc chuyển từ căn cứ địa Việt Bắc về Thủ đô. Việt Bắc ra đời trong thời điểm lịch sử ấy.
Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca Tố Hữu, là thành tựu tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ không chỉ là tình cảm của Tố Hữu đối với Việt Bắc, quê hơng cách mạng, mà còn là tình cảm cao đẹp của ngời kháng chiến đối với đất nớc, nhân dân. Bài thơ đã diễn tả tâm tình chung của ngời kháng chiến trong chiều sâu của truyền thống ân nghĩa, đạo lý thủy chung của dân tộc. Bằng nghệ thuật giàu tính dân tộc vừa dân gian vừa cổ điển, vừa trong sáng vừa nhuần nhị, Việt Bắc thể hiện những nét tiêu biểu của giọng điệu, phong cách Tố Hữu: nhà thơ trữ tình chính trị - trữ tình công dân.
2. Cấu tứ:
Đoạn trích sách giáo khoa trong phần đầu: phần hoài niệm về một Việt Bắc trong gian khó và nghĩa tình của kháng chiến. Đoạn thơ nằm trong cấu tứ chung của toàn bài: cảnh giã biệt vốn quen thuộc trong ca dao dân ca.
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cời” “Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”
“Giã bạn” là hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc trữ tình dạt dào. Cuộc chia tay lu luyến giữa Việt Bắc và ngời cán bộ kháng chiến, khiến cái khúc giao duyên tâm tình rất riêng t kia hóa thành một vấn đề lớn lao mới mẻ trong đời sống cách mạng : Mối quan hệ thuỷ chung ân nghĩa của nhân dân đối với cách mạng. Nó thể hiện khả năng: thơ hóa những vấn đề chính trị của Tố Hữu.