Giờ/1ngày Bộ phận sản xuất và phục vụ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI (Trang 34 - 44)

Bộ phận sản xuất và phục vụ

trực tiếp sản xuất

Các bộ phận tự quy định và các cá nhân tự cân đối sắp xếp sao cho phù hợp với kế hoạch sản xuất của bộ phận mình

(Nguồn:Nội quy lao động công ty In báo Hà nội mới )

Bên cạnh đó, công ty cũng quy định các mức xử phạt kỷ luật từ khiển trách cho đến sa thải đối với những hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Công ty có quy định rõ ràng về khen thưởng và trách nhiệm vật chất trong các công đoạn sản xuất. Các quy định chung như sau:

Trường hợp gây ra sai sót dẫn đến thiệt hại về vật chất, những người gây sai sót sẽ phải bồi thường 50% tổng giá trị thiệt hại. Tỷ lệ bồi thường của mỗi người sẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để quy trách nhiệm.

Trường hợp ngược lại, nếu người lao động có những sáng kiến tiết kiệm được vật tư cho quá trình sản xuất, thì cũng được thưởng 50% tổng giá trị vật chất tiết kiệm được.

Ngoài ra, công ty còn khuyến khích người lao động bằng các khoản tiền thưởng định kỳ. Hàng quý, mỗi người lao động sẽ được thưởng 10% tiền lương căn cứ vào tiền lương thực tế nhận được của mỗi người. Như vậy, người lao động nào có kết quả lao động cao thì sẽ nhận được số tiền thưởng tương ứng.

1.3.1.2.Kế toán lao động tại công ty In báo Hà nội mới

Kế toán lao động tại công ty In báo Hà nội mới bao gồm kế toán số lượng lao động, kế toán thời gian lao động và kế toán kết quả lao động.

Kế toán số lượng lao động được tổ chức tại phòng Tổ chức hành chính – phòng ban chức năng chuyên môn về tổ chức nhân sự. Để quản lý số lượng

lao động trong toàn công ty phòng lập ra Danh sách lao động (Phụ lục 2). Đây cũng chính là danh sách để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bên cạnh đó, còn có các chứng từ khác như Hợp đồng lao động (phụ lục 1), các quyết định về bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, đơn xin thôi việc…

Kế toán thời gian lao động được thực hiện thông qua các bảng chấm công. Các bảng chấm công này được lập và theo dõi ở từng bộ phận lao động. Các trưởng phòng đối với bộ phận hành chính quản lý và các tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm chấm công cho người lao động trong bộ phận của mình. Đối với bộ phận gián tiếp, bảng chấm công chính là căn cứ để tính tiền lương. Do vậy, hàng tuần các trưởng phòng đối với bộ phận quản lý hành chính, và tổ trưởng tổ quản đốc các phân xưởng đối với bộ phận sản xuất phải chuyển bảng chấm công tuần (phụ lục 3) sang phòng kế toán để thực hiện việc tính tiền lương tuần. Ngoài ra, bảng chấm công còn là căn cứ để kế toán tính các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương như tiền giữa ca, ca đêm, độc hại, tiền làm thêm giờ và các khoản tiền nghỉ phép chế độ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Chính vì thế, hàng tháng, các trưởng phòng và ban quản đốc phải tập hợp bảng chấm công tháng của các tổ chuyển sang cho phòng kế toán để tính các khoản tiền nói trên. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội phải có chứng từ kèm theo như giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ ốm của bệnh viện, giấy chứng sinh đối với trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Kế toán kết quả lao động nhằm phản ánh số lượng và chất lượng công việc của người lao động. Kế toán kết quả lao động chỉ được thực hiện tại bộ phận sản xuất trực tiếp của công ty. Các chứng từ để hạch toán bao gồm phiếu giao việc (phụ lục 4) , hoặc biểu theo dõi sản lượng in để phục vụ tính lương

6). Kế toán sẽ sử dụng các chứng từ này, và căn cứ vào các sản phẩm mẫu

được đưa lên để lấy thông tin về số lưọng, chất lưọng, và một số thông số kỹ thuật của sản phẩm để làm căn cứ tính lương khoán cho bộ phận trực tiếp sản xuất theo quy định của công ty.

1.3.2.Chế độ tiền lương tại công ty In báo Hà nội mới

Hiện nay, công ty In báo Hà nội mới thực hiện chế độ lương khoán sản phẩm. Chính việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm đã khuyến khích người lao động góp phần không nhỏ vào những thành tích mà công ty đạt được trong suốt những năm gần đây. Việc xây dựng quỹ tiền lương, tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được thực hiện ở phòng Tài vụ kế toán của công ty, cụ thể như sau:

1.3.2.1.Quỹ tiền lương của công ty In báo Hà nội mới

Quỹ tiền lương của công ty In báo Hà nội mới bao gồm quỹ tiền lương chính và quỹ tiền lương làm thêm giờ. Cách tính các quỹ tiền lương như sau:

1.3.2.1.1.Quỹ tiền lương chính

Quỹ tiền lương của công ty được hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh thực tế. Hàng kỳ, bộ phận kế toán tính ra tổng quỹ lương của toàn công ty trong kỳ theo công thức như sau:

Quỹ tiền lương chính của cả kỳ =

Doanh thu đạt được

trong kỳ x

Đơn giá tiền lương được duyệt

Trong đó:

Đơn giá tiền lương được duyệt: Hàng năm công ty phải lập kế hoạch về tiền lương, nộp lên cơ quan chủ quản là Văn phòng Thành uỷ Hà Nội duyệt mỗi năm một lần vào đầu năm. VD: Năm 2007, đơn giá tiền lương được duyệt là 0,06732 đồng/1đồng doanh thu.

Ngoài quỹ lương chính đã nêu ở trên công ty còn được duyệt thêm quỹ lương làm thêm giờ căn cứ vào số giờ làm thêm thực tế phát sinh. Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:

Tổng quỹ lương làm thêm giờ của cả kỳ =

∑→ → = n i 1 1 TLTGi Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

n : Số tháng trong kỳ tính toán (Nếu kỳ là năm thì n=12, kỳ là quý thì n=3) TLTGi = ∑→ = n j j 1 (SGLTij X ĐGLTi)

TLTGi : Tiền làm thêm giờ của cả công ty tháng i

SGLTij : Số giờ làm thêm của công nhân viên j trong tháng i n : Số công nhân trong toàn công ty

ĐGLTi : Đơn giá làm thêm 1 giờ trong tháng i. Đơn giá này được tính như sau:

ĐGLTi =

DT i x Đơn giá tiền lương được duyệt x 1,5 Số công nhân viên bình quân trong

năm của công ty x 22 x 8 Trong đó:

DTi : Doanh thu của công ty đạt được trong tháng i Ví dụ:

Doanh thu tháng 10/2007 của công ty là 8.736.740.511 đồng Hệ số được duyệt là 0,06732 đồng/1đồng doanh thu

Số công nhân viên bình quân trong năm của toàn công ty là 151 người (Công ty có 147 lao động dài hạn và 7 học sinh học nghề, do vậy kế toán lấy số công nhân viên là 151 lao động để tính đơn giá làm thêm giờ)

=> Đơn giá tiền lương làm thêm giờ là 33.197 đồng

8.736.740.511 x 0,6732

= 33.197151 x 22 x 8 151 x 22 x 8

Lấy đơn giá tiền lương làm thêm nhân với số giờ làm thêm thực tế của từng người. Tổng hợp tiền làm thêm giờ của tất cả công nhân viên ta có tiền làm thêm giờ trong tháng 10/2007 của toàn công ty là 66.391.000đ.

Tổng hợp tiền làm thêm giờ các tháng trong năm ta có Tổng quỹ lương làm thêm giờ của năm 2007 là 694 triệu đồng.

1.3.2.1.3.Tổng quỹ lương khoán của công ty In báo Hà nội mới

Sau khi tính được quỹ tiền lương chính và quỹ tiền lương làm thêm giờ trong kỳ, tổng hợp lại ta có tổng quỹ tiền lương khoán của cả kỳ:

Tổng quỹ lương khoán của cả kỳ =

Quỹ tiền lương chính của cả

kỳ +

Quỹ tiền lương làm thêm giờ của cả kỳ

Định kỳ, sau khi tính được tổng quỹ lương khoán của cả kỳ theo doanh thu đạt được trong kỳ, công ty tiến hành phân bổ vào chi phí tiền lương như sau: 65% tổng quỹ lương phân bổ vào chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, 10% tổng quỹ lương phân bổ vào chi phí tiền lương của bộ phận gián tiếp phân xưởng (chi phí sản xuất chung), và 25% tổng quỹ lương phân bổ vào chi phí tiền lương lương của bộ phận hành chính và quản lý (chi phí quản lý doanh nghiệp). Do đặc điểm của công ty là nhận gia công theo đơn đặt hàng do vậy không có bộ phận bán hàng và chi phí bán hàng nên chỉ phân bổ tiền lương vào ba loại chi phí như trên.

Cuối kỳ, công ty tính được tổng quỹ lương khoán của cả kỳ dựa vào doanh thu đạt được trong kỳ, và số tiền lương khoán đã trả hàng tuần trong cả kỳ, và tính được số tiền lương để lại như sau:

Số tiền lương để lại cuối kỳ = Tổng quỹ lương khoán của cả kỳ -

Số tiền lương khoán đã trả trong kỳ

Số tiền lương để lại sẽ được chi trả bổ sung như sau:

Cách thức chi trả số tiền lương để lại này sẽ được quyết định trong đại hội công nhân viên chức toàn công ty vào đầu năm. Năm 2007, tiền lương để lại 20% được thực hiện theo Nghị quyết của đại hội công nhân viên chức toàn công ty, để cuối năm chia đều cho công nhân viên trong toàn công ty. Số còn lại sẽ chia theo tỷ lệ số lương đã thực trả cho cán bộ công nhân viên trong năm. (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SXKD năm 2007 của công ty In báo Hà nội mới)

VD: Năm 2007, số tiền lương đã trả hàng tuần trong năm = 73% tổng quỹ lương, số tiền lương để lại 27% sẽ được chi trả như sau:

20% được chia bình quân cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

7 % được chia theo số tiền lương thực tế người lao động đạt được trong kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2.Phương pháp tính lương tại công ty In báo Hà nội mới

Hiện nay công ty In báo Hà nội mới áp dụng phương pháp tính lương khoán sản phẩm và trả lương theo tuần vào ngày thứ 6 hàng tuần. Cụ thể công việc được tiến hành như sau: Trước tiên, kế toán tiến hành tính lương của tất cả các bộ phận trực tiếp. Sau đó, dựa vào cơ sở là tiền lương bình quân ngày của công nhân trực tiếp sản xuất để tính tiền lương của bộ phận gián tiếp. Cụ thể như sau:

Hàng tuần, căn cứ vào các chứng từ theo dõi kết quả lao động tuần trước của công nhân trực tiếp sản xuất là sổ ghi kết quả công việc của các tổ sản xuất do công nhân các tổ tự ghi, đối chiếu với phiếu giao việc (phụ lục 4), biểu theo dõi sản lượng in phục vụ tính lương (phụ lục 5), và biểu theo dõi sản phẩm in do quản đốc phân xưởng lập (phụ lục 6), kế toán tiến hành tính lương của tuần trước.

Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất in là tạo ra sản phẩm tập thể, do đó kế toán tiến hành tính lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất theo phương thức tính lương của từng tổ sản xuất theo từng ca sản xuất. Công thức chung để tính lương sản phẩm tập thể của bộ phận sản xuất như sau:

Trong đó:

o TLij : tiền lương của tổ sản xuất i, ca sản xuất j

o SLk : Tổng sản lượng sản phẩm k hoàn thành tại tổ sản xuất i, ca sản xuất j

o H : Hệ số chất lượng sản phẩm

o ĐGik : Đơn giá sản phẩm k của tổ sản xuất i o n : Số loại sản phẩm trong tuần

o Ki : Hệ số điều chỉnh đơn giá cho tổ sản xuất i

Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành : được tính dựa trên sổ ghi kết

quả công việc do công nhân các tổ tự ghi đối chiếu với phiếu giao việc và biểu theo dõi sản phẩm in do quản đốc phân xưởng lập.

Hệ số chất lượng sản phẩm : Do đặc điểm của quy trình sản xuất, hầu

hết các tổ sản xuất, chỉ có một hệ số chất lượng sản phẩm bằng 1. Do đặc điểm của các sản phẩm báo nếu in lỗi thì hầu như không sử dụng được, chỉ là phế phẩm. Do vậy, riêng đối với các tổ máy in, nhằm tăng trách nhiệm của

Tij = ( ∑→ = n k 1 1 SLk x H x ĐGik) x Ki

công nhân in đảm bảo việc tăng chất lượng sản phẩm in, giảm bớt lượng sản phẩm hỏng, công ty đặt ra hệ số cho sản phẩm loại A là 1 và hệ số sản phẩm loại B là 0,5.

Đơn giá sản phẩm: do quy trình sản xuất của mỗi tổ là khác nhau, do

vậy đối công ty quy định cho mỗi tổ sản xuất một bảng đơn giá sản phẩm. Ngoài ra, do đặc trưng của từng bộ phận sản xuất mà công nhân công nhân còn nhận được thêm một số loại tiền công khác như : Tiền bảo dưỡng máy hàng tuần đối với các tổ máy, tiền lên khuôn đối với các tổ máy in, tiền mài dao đối với các tổ máy dao, tiền chỉnh khổ gấp đối với tổ máy gấp.

Hệ số điều chỉnh đơn giá: Bảng đơn giá là đơn giá cũ. Do bảng đơn giá

phức tạp, khi điều chỉnh tăng, giảm tiền lương, công ty nhân với một hệ số tăng lương ( bằng tỷ lệ đơn giá mới/đơn giá cũ)

Như vậy, tiền lương thực lĩnh hàng tuần của tổ sản xuất i, ca j = TLi + Tiền công khác ( nếu có).

Để hình dung cách tính lương của bộ phận sản xuất trực tiếp một cách rõ ràng hơn, ta có thể xem xét ví dụ sau :

Tổ máy Cromoman có hệ số chất lượng sản phẩm loại A là 1, hệ số chất lượng sản phẩm loại B là 0,5.

Bảng đơn giá quy định của năm 2007 như sau ( Nguồn số liệu : Phòng tài vụ thống kê công ty In báo Hà nội mới)

máy

Cromoman ca Hoàng Tuấn làm kíp trưởng sản phẩm hoàn thành như sau:

Biể u số1. 7. Đơn giá tổ máy in Cro mo man

phẩm loại A, 1000 sản phẩm loại B, thông số kỹ thuật là lồng 2 tay, màu 2/2. Từ đó đối chiếu lên bảng đơn giá tiền lương của tổ máy in cuốn Cromoman ta có đơn giá sản phẩm là 3,74đồng/1tờ. Từ đó tính được tiền lương in sản phẩm này của tổ máy in cuốn Cromoman như sau:

24.500 x 1 x 3,74 + 500 x 0,5 x 3,74 = 233.937 đồng

Thông qua thông số kỹ thuật là lồng 2 tay, màu 2/2 ta tính được số bản in là 8 bản in, tính được tiền lên khuôn là 8 x 1000 = 8000 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp tiền lương của tất cả các sản phẩm in trong tuần của cả tổ ta sẽ tính được tiền lưong sản phẩm trong tuần của cả tổ máy in cuốn Cromoman ca Hoàng Tuấn (phụ lục 7) là 4.277.382 đồng

Tổng cộng trong cả tuần tính được số bản là 272 bản, ta sẽ có tiền lên khuôn là 272 x 1000 = 272.000 tiền bản

Ngoài ra, nếu có bảo dưỡng máy thì tính thêm tiền bảo dưỡng máy BDM = số người x đơn giá bảo dưỡng máy

Nếu ca sản xuất có 6 người, đơn giá bảo dưỡng máy là 30000đồng/người/tuần thì tiền BDM = 6 x 30000 = 180.000 đ

Cuối cùng, tính được tổng cộng tiền lương của cả tổ ca Hoàng Tuấn trong tuần: Tổng cộng = tiền lương sản phẩm + Tiền lên khuôn in + Tiền bảo dưỡng máy = 4.277.382 + 272.000 + 180.000 = 4.697.382 đồng

Sau đó nhân với hệ số điều chỉnh đơn giá là 1,2

Lương mới = Tổng cộng x 1,2 = 5.615.258 đồng => Thực lĩnh 5.615.000 đồng

Tổng hợp tất cả các ca sản xuất của một tổ ta sẽ tính được lương của cả tổ. Ví dụ: Tổ máy in cuốn Cromoman có 3 ca sản xuất, tiền lương tuần 4 tháng 12 năm 2007 như sau: Ca Đặng Hùng 5.161.000 đ

Ca Hoàng Tuấn 5.165.000 đ Ca Tú : 4.599.000 đ

Sau khi kế toán tính lương của tuần trước của tất cả các tổ sản xuất lên bảng tổng hợp tiền lương (phụ lục 8) , công ty tiến hành chi trả lương cho các tổ sản xuất vào ngày thứ 6 trong tuần, do tổ trưởng tổ sản xuất lĩnh. Tại các tổ sản xuất, tổ trưởng sẽ tiến hành trả lương cho từng người.

1.3.2.2.2.Phương pháp tính lương áp dụng cho bộ phận gián tiếp

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY IN BÁO HÀ NỘI MỚI (Trang 34 - 44)