Khái niệm chung về thực vật th−ợng đẳng ký sinh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (Trang 153 - 154)

Có một số ít loại thực vật th−ợng đẳng cùng sống ký sinh trên cây trồng gây ra những ảnh h−ởng xấu đến đời sống của cây và có tác hại nhất định trong sản xuất.

Thực vật th−ợng đẳng ký sinh là những thực vật không có khả năng tự mình tổng hợp ra những vật chất hữu cơ, đ? hoàn toàn mất diệp lục tố hoặc thoái hoá đi nên phải sống bám trên những cây trồng khác. Khoảng 1700 loại thực vật th−ợng đẳng ký sinh đều là loại bí hoa song tử diệp thuộc 20 họ khác nhau nh−ng quan trọng nhất là họ tầm gửi Loranthaceae, họ tơ hồng Cuscutaceae, họ liệt đang Orobanchaceae, Santalaceae và Balanophoraceae. Phần lớn những họ này đều phổ biến ở những vùng nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới. Căn cứ vào mức độ và hình thức ký sinh có thể chia các loại thực vật th−ợng đẳng ký sinh làm hai nhóm: ký sinh không hoàn toàn và ký sinh hoàn toàn.

* Nhóm ký sinh không hoàn toàn

Là nhóm cây ký sinh có lá xanh, có diệp lục tố, có thể tiến hành quang hợp nh−ng phải sống ăn bám trên các cây khác để hút lấy các chất khoáng chủ yếu là muối vô cơ và n−ớc. Đó là những loài trong họ Loranthaceae và Santalacea. Về mặt quan hệ ký sinh thì sau khi xâm nhập vào bộ phận cây ký chủ, các vòi hút đ−ợc hình thành và các hệ thống mạch dẫn của chúng đ−ợc nối liền thông suốt với hệ thống mạch dẫn của cây ký chủ, do vậy mà chúng có thể trực tiếp hút n−ớc và các muối vô cơ ở trong cây ký chủ để sống. Vì vậy, những loại ký sinh không hoàn toàn không có “rễ” mọc ở đất mà lại mọc ở trên các cơ quan của cây trồng.

* Nhóm ký sinh hoàn toàn

Là các loại cây ký sinh không có lá xanh hoặc lá đ? bị thoái hoá hoàn toàn thành dạng vẩy ốc không tiến hành quang hợp đ−ợc, do đó hoàn toàn phải lấy các chất hữu cơ, vô cơ và n−ớc của cây ký chủ để sống. Các bó mạch gỗ và mạch libe của chúng đ−ợc nối thông với các bó mạch gỗ và mạch libe của các cây ký chủ, hoặc thông qua các vòi hút đâm ra chằng chịt nh− rễ giả cắm sâu vào trong các bó mạch dẫn của cây ký chủ, nhờ vậy có thể hút đ−ợc đầy đủ số l−ợng n−ớc và muối vô cơ cũng nh− các chất hữu cơ trong mạch gỗ và mạch libe của cây ký chủ. Đó là tr−ờng hợp ký sinh của các loài trong họ Cuscutaceae.

Những loài thực vật th−ợng đẳng ký sinh cũng có một phạm vi ký chủ khác nhau. Có loại phạm vi ký chủ rất hẹp nh− các loài tơ hồng hại cải bắp, nh−ng cũng có loài có phạm vi ký chủ rất rộng, phần lớn là các loài trong họ Loranthaceae.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (Trang 153 - 154)