Nguyên nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (Trang 124 - 125)

Phytoplasma đ−ợc xếp vào bộ Phytoplasmatales, lớp Mollicutes (theo Bergey) chúng có đặc tính trung gian giữa virus và vi khuẩn có triệu chứng giống các bệnh virus thực vật và bệnh do môi tr−ờng nên cần phân biệt rõ khi giám định.

Phytoplasma th−ờng có hình bầu dục, hình ovan, hình tròn, đôi khi ở dạng không định hình và có kích th−ớc đ−ờng kính nhỏ nhất khoảng 40 - 60 nm, th−ờng gặp 175 - 250 nm và lớn nhất từ 300 – 800 nm. Nhiều tác giả cho rằng đó là những giai đoạn phát triển

của có thể phytoplasma.

Phytoplasma không có màng vững chắc nh− vi khuẩn, nh−ng cơ thể của chúng đ−ợc bao bọc bằng 2 lớp màng có tính đàn hồi dày từ 75 - 100 A0. Ng−ời ta có thể quan sát thấy các sợi nhân tế bào bao gồm cả ADN và ARN, trong đó ADN ít hơn ARN,... Phytoplasma có hơn 40 loại men. Phytoplasma có hệ thống năng l−ợng và quá trình trao đổi chất riêng biệt.

Đặc biệt Spiroplasma, một loại phytoplasma có dạng xoắn có thể nuôi cấy đ−ợc trên môi tr−ờng nhân tạo. Spiroplasma th−ờng lây bệnh trên cây cam ở vùng địa trung hải.

Do những đặc điểm trên ng−ời ta coi Phytoplasma là cơ thể sống nhỏ bé nhất có thể tồn tại một cách độc lập.

Phytoplasma không có khả năng sinh sản phân đôi nh− vi khuẩn. Khi chúng sinh sản tạo thành các hạt thể sợi hoặc các thể vô quy tắc, cuối cùng tách ra thành nhiều thể mycoplasma nhỏ giống nh− cơ thể phytoplasma ban đầu.

Phạm vi ký chủ của bệnh khá rộng, ví dụ: bệnh cà chua hoá gỗ hại 350 loài cây thuộc 34 họ.

Phytoplasma lan truyền chủ yếu qua ghép cây, qua củ giống, cành giâm vô tính, qua cây tơ hồng, qua côn trùng theo kiểu truyền bền vững (persistant). Ví dụ: bệnh lùn bụi khoai tây truyền bằng bọ rầy Ophila (nh− Sleroracus flavopictus, S. dasidus, S. balli...).

Bệnh cà chua hoá gỗ truyền bằng bọ rầy (Macroteles fascifron, Hyalesihes obsoletus, Convulvulus arvensis).

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (Trang 124 - 125)