Bệnh do điều kiện thời tiết

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (Trang 55 - 56)

a. Bệnh do nhiệt độ thấp

Thời tiết ở n−ớc ta chỉ có phía Bắc có khí hậu lạnh trong mùa đông, nhiệt độ từ Huế trở ra th−ờng lạnh dần về phía Bắc, nói chung trong mùa đông lạnh nhất khoảng 5 - 150C, đặc biệt một số vùng cao nh− Hà Giang, M−ờng Kh−ơng, Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có thể nhiệt độ lạnh xuống tới 00C hoặc thấp hơn một chút.

Vụ đông xuân rét đậm th−ờng gây hiện t−ợng chết héo lá cây đặc biệt là khô đầu lá mạ và chết ngọn lúa cấy gây trắng lá ngọn, nhiều cây trồng khác lá non có hiện t−ợng biến vàng và chết nâu từng mảng do rét. Cây ăn quả và cây công nghiệp có hiện t−ợng bị tách vỏ, nứt thân do nhiệt độ thay đổi, từ đó các mô bên trong phát triển có thể tạo u lồi. Thời tiết quá lạnh có thể làm chết phấn hoa, hoa rụng ở các cây ăn quả, lúa bị lép và lửng nếu rét kéo dài đến tháng trỗ bông. Đặc biệt khi thời tiết lạnh bất th−ờng có thể gây ra s−ơng muối, tuyết rơi ở một số vùng cao phía Bắc - làm cây bị thối búp non, luộc lá, chết lá từ mép vào.

b. Bệnh do nhiệt độ quá cao

Nhiệt độ cao ở n−ớc ta th−ờng xảy ra ở các tỉnh miền Nam và những vùng bị ảnh h−ởng của gió Lào ở miền Trung n−ớc ta. Hiện t−ợng gió nóng không khí khô, trời không m−a kéo dài nhiều ngày làm cây có thể bị ngừng sinh tr−ởng, lá, búp non th−ờng bị chết, hoa bị héo khô, hạt phấn mất sức sống. Hoa, quả non có thể bị rụng. Cây rau có thể bị xoăn lá, lá thô, giòn và quả nhỏ, lép. Sự rối loạn trong điều hoà n−ớc ở cây khi nhiệt độ cao tác động thể hiện rõ ở hoạt động rối loạn của khí khổng và thuỷ khổng dẫn đến sự chết mô và lá. Nếu diễn biến kéo dài có thể gây chết cây.

c. Bệnh do tác động của ánh sáng

Thành phần tia sáng mặt trời đầy đủ trong những ngày trời trong sáng nắng ấm – nhiệt độ trên d−ới 250C là thời tiết rất tốt cho cây sinh tr−ởng và phát triển. Tuy nhiên khi xảy ra thiếu ánh sáng cây cũng có thể mắc bệnh nh− lá và thân mềm, màu nhạt, quang hợp yếu, cây th−ờng mảnh dẻ, v−ơn dài (cây song tử diệp) hoặc thân không v−ơn mà lá v−ơn dài (cây đơn tử diệp) - bên trong thân, vách tế bào mỏng, chống chịu kém, gốc thân v−ơn

dài, cây dễ bị đổ, có hiện t−ợng này th−ờng do trồng mật độ quá dày, thời tiết âm u.

Tác động của tia phóng xạ cũng có thể gây ra kìm h?m cây phát triển, cây ngô, khoai tây, đậu đỗ lá chết với l−ợng phóng xạ cao từ 2000 – 3000 Rơnghen, cây chỉ còn trơ thân. Để hạn chế tác hại của phóng xạ có thể dùng một số chất bảo vệ nh−: 2-3 Dimercaptopropan, Hydrosulfit natri, Cyanid natri, Metabisulfit natri....

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG (Trang 55 - 56)