d. Materials:
2.2.4.3. Đánh giá chất lượng gạo của Công Ty thông qua tình hình sản xuất:
* Gieo trồng:
Gieo trồng được chú trọng từ khâu chọn giống. Do đó, chúng ta phải thực hiện chọn giống có chất lượng từ khâu này. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự kết hợp giữa ba nhà “Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông”. Nhà khoa học thực hiện nghiên cứu chọn giống, chế tạo ra những giống chất lượng cao, nghiên cứu những phương pháp gieo trồng mới cho người nông dân. Nhà nước có những chính sách đầu tư về công nghệ giống mới, mở rộng mạng lưới Internet, truyền thông để người nông dân nắm bắt được nhu cầu thị trường thế giới trong năm để họ có thể chọn giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường để sản xuất. Nhà nước nên có chính sách tổ chức khuyến khích người nông dân có chương trình nâng cao hình ảnh thương hiệu gạo của người Việt Nam để người nông dân không bỏ đất và bỏ ruộng. Một thực tế hiện nay ở Đồng bằng Sông Cửu Long là hạn hán diễn ra khá nặng nề, tình trạng nhiễm mặn xảy ra khá trầm trọng làm ảnh hưỡng tiêu cực đến tình trạng thuỷ lợi, lượng nước tưới tiêu không ổn định như trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của lúa trong giao đoạn lúa trổ bông hoặc trong thời kỳ sinh trưởng của lúa.
Để đối mặt với tình trạng đất canh tác đang thu hẹp do tốc độ đô thị hoá cao và do người nông dân chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác có giá trị kinh tế cao hơn như nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả lâu năm, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu cách thức mới về trồng trọt và sử dụng các loại phân mới. Đòi hỏi công tác nghiên cứu phải được đầu tư khá kỹ.
* Thu hoạch:
Thu hoạch lúa cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của hạt lúa. Nếu chúgn ta không chú ý đến công nghệ thu hoạch, lúa có thể bị gãy vỡ trong quá trình thu hoạch, hoặc hạt bị biến đổi phẩm chất do thời tiết, hoặc do kiến thức thu hoạch đã lạc hậu. Hiện nay người nông dân Việt Nam vẫn thu hoạch bằng thủ công là chủ
yếu, một số nơi như hợp tác xã hoặc các gia đình nông dân khá giả họ thu hoạch bằng máy gặt, máy sấy và kho dự trữ hiện đại.
Một điều cần lưu ý là công nghệ sau thu hoạch đó là kho dự trữ. Theo đó, chúng ta biết rằng thị trường gạo thế giới là một thị trường đầy biến động, giá có thể lên xuống bất thường. Khi giá xuống chúng ta nên tổ chức thu mua cất giữ trên quy mô lớn chờ giá gạo cao nhích lên chúng ta sẽ mở kho.
* Tồn kho bảo quản:
Đây là giai đoạn quan trọng trong dây truyền chế biến. Gạo nhập kho được thu mua từ các Công Ty chế biến lúa gạo, từ nông dân và các hàng xáo. Chất lượng gạo từ nguồn thu mua không ổn định, độ đồng đều không cao vì chúng ta thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, gaọ Việt Nam nói chung và Tổng Công Ty nói riêng vẫn tiếp tục thu mua từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Tổng Công Ty thu mua gạo từ hàng xáo, mua trực tiếp của người nông dân hay là mua gạo nguyên liệu từ các doanh nghiệp tư nhân khác.
Do đó trong công tác tồn kho và bảo quản chúng ta phải kiểm tra đầu vào và phân cấp sản phẩm thành từng khu vực, mỗi khu vực chúng ta chia ra thành từng loại phẩm cấp khác nhau. Thực hiện thường xuyên kiểm tra để đo lường sự thay đổi chất lượng cảu sản phẩm nhập kho. Hệ thống kho chứa phải đảm bảo đủ điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tránh chuột bọ xâm nhập. Người quản lý kho và các nhân viên phải được bồi dưỡng những kiến thức, nghiệp vụ trong khi vì đây là khâu quan trọng ảnh hưởng đến 40% chất lượng sản phẩm.
* Sản xuất chế biến:
Ảnh hưởng đến chất lượng gạo thông qua qui cách chế biến, công nghệ chế biến, nguồn nhân lực. Trong đó nguồn nhân lực là điều mà chúng ta quan tâm nhiều nhất, nguồn nhân lực của công ty hiện nay là công nhân kỹ thuật khá cao. Đồng thời Công Ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn công nhân về việc sử
dụng các thiết bị công nghệ mới nhập từ nước ngoài với giảng viên được mời đến từ các trường Trung Cấp Kỹ Thuật. Ngoài ra, Công Ty còn tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức kinh tế chủ yếu là kiến thức về dự báo sản xuất và marketing nên nguồn nhân lực có khả năng và trình độ để điều hành và quản lý sản xuất. Tuy nhiên một số hạn chế hiện nay là một số chương trình chất lượng.
Tổng Công Ty nghiên cứu tìm hiểu thị trường về các hệ thống máy móc mới, trong đó dây chuyền là hoàn toàn tự động tự nhập kho đến khi đóng gói. Nếu Công Ty đầu tư nhiều quy trình sản xuất mới, thì gạo làm ra sẽ giảm được nhiều phế phẩm. Khi đó chi phí dành cho kiểm tra khắc phục sẽ giảm xuống, kéo theo tổng chi phí giảm xuống. Đồng thời gạo trong kho cũng được nâng cao chất lượng vì tỷ lệ phế phẩm trong thành phẩm bớt đi.
* Bao bì, đóng gói:
Bao bì được xem như là vật chứa để bảo vệ gạo lúc vận chuyển. Trên bao bì có in hình ảnh, nhãn hiệu của Tổng Công Ty. Hiện nay quy cách bao bì của Công Ty đã có thể ngang tầm được với bao bì gạo của Nhật. Đối với trong nước Tổng Công Ty bán gạo trong các bao 10kg, 35kg nên cần phải đầu tư vào bao bì chất liệu, hình ảnh, kiểu dáng để hấp dẫn người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nội địa nhận biết được sản phẩm của Công Ty.
Đối với khách hàng nước ngoài thì họ không nhận biết được gạo là của Tổng Công Ty vì Công Ty bán gạo cho các nhà nhập khẩu nước ngoài trong các bao 50kg, sau đó họ chế biến lại rồi bán cho nội địa chuỗi siêu thị nước ngoài. Sản phẩm cuối cùng sẽ đóng trong bao có in hay không in hình ảnh, logo của VINAFOOD II hay không thì Công Ty không kiểm soát được. Đây là một thiệt hại rất lớn đối với Công Ty tại thị trường bán lẽ.
Do đó, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu về bao bì, cách chiêu thị, tìm nhà phân phối là các siêu thị nước ngoài để có thể đưa hình ảnh sản phẩm gạo của
Tổng Công Ty đến tận mắt người tiêu dùng nước ngoài. Đồng thời trên bao bì các nhà sản xuất muốn tạo sự khác biệt thì phải sáng tạo, chẳng hạn in lên bao bì cách sử dụng gạo để nấu ra các món ăn khác nhau. Điều nay đòi hỏi phải có sự nghiên cứu về nhu cầu sử dụng gạo, văn hoá ẩm thực, cách chế biến từng nước, từng khu vực khác nhau.
* Xuất kho:
Xuất kho là giai đoạn gạo sau khi đóng gói được đem đi xuất kho, giai đoạn xuất kho thì gạo được kiểm tra về chất lượng trước khi đem xuất kho. Chất lượng gạo sẽ được ghi lại các thông số kỹ thuật như các chỉ tiêu về chất lượng và được lưu trữ lại trong hồ sơ. Đây là tiến trình được các bộ phận KCS của đơn vị sản xuất thực hiện và kết quả được lưu trữ để làm bằng chứng kiểm tra.
Công đoạn kiểm tra thứ hai là khi ghe, xà lan vận chuyển gạo từ kho lên cập mạn tàu tại các cảng thì gạo được thực hiện kiểm tra chất lượng bởi các cơ quan giám định để xác minh gạo có đúng quy cách, tiêu chuẩn như trong hợp đồng. Trong quá trình vận chuyển gạo, chất lượng sẽ bị thay đổi về độ ẩm và đôi khi cũng là bị biến chất do thời tiết nóng, ẩm. Cơ quan giám định là một tổ chức bên ngoài đóng vai trò kiểm tra chất lượng gạo có đúng theo ràng buộc trong hợp đồng của người nước ngoài ký với công ty. Thông thường, cơ quan này sẽ thực hiện kiểm tra khi gạo lên tàu để đảm bảo chất lượng đúng như trong hợp đồng.
Công đoạn kiểm tra thứ ba đó chính là kiểm tra tại phòng kiểm nghiệm thuộc văn phòng Tổng Công Ty, phòng kiểm nghiệm xuống lấy mẫu gạo đang lưu trong kho để thực hiện đánh giá lại quy cách chất lượng đồng thời phối hợp với các cơ quan giám định kiểm tra và giám sát gạo lên tàu đúng chất lượng quy định.
Gạo được xếp tại tàu ở cảng và chờ vận chuyển đi các thị trường nước ngoài. Chất lượng gạo sẽ thay đổi tuỳ theo điều kiện trên tàu. Tuy nhiên, về phía Việt Nam thì chúng ta chỉ chịu trách nhiệm tuỳ theo điều kiện của hợp đồng: FOB, CIF
… nhưng muốn chất lượng gạo Việt nam được đảm bảo trong mắt người tiêu dùng nước ngoải thì phía Việt Nam và các đối tác là các công ty nhập khẩu nước ngoài để tìm những tàu tốt di chuyển hàng đúng hẹn, tàu được kiểm tra sạch sẽ, thông thoáng, tàu có khả năng lưu trữ mà không làm thay đổi chất lượng cũa gạo đã ký kết trong hợp đồng xuất khẩu. Như thế sẽ tạo được niềm tin, tiếng tốt cho Tổng Công Ty cũng như giữ chân được bạn hàng cũ.