Machines (Máy móc, thiết bị):

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG Y LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (Trang 27 - 32)

Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp

Sau đây là bảng báo cáo tổng hợp năng lực sản xuất chế biến lúa gạo và kho chứa ở Tổng Công Ty

Bảng 3: Bảng năng xuất và công suất của các thiết bị chế biến gạo:

Tên thiết bị Số lượng Tổng năng suất (tấn/ha) Tổng công suất motor (KW) Trung bình một máy Năng suất Công suất Xay – Xát 11 45.5 1.737 4.13 157.91 Xay – Xát – Lau Bóng 1 4.5 268 4.5 286 Xát – Lau bóng 76 518 35.378 6.81 465.5 Lau bóng 1 6 271 6 271 Sấy cám 7 30 624 4.29 89.14 Trộn gạo trắng 42 1.420 415 33.81 9.88 Trộn gạo sắt 19 224 245 11.79 12.89 (Nguồn phòng kỹ thuật)

Hiện nay tổng diện tích kho chứa của Tổng Công Ty tính cho khối mẹ là 311.291 m2, và tính lượng là 582.065 tấn.

Về công nghệ, hiện nay Tổng Công Ty sử dụng dây truyền sản xuất mới, đa số máy móc có xuất xứ từ Nhật Bản, một số bí quyết công nghệ được giữ bí mật, dây chuyền sản xuất được tự động hoá hoàn toàn và hằng tuần vào chủ nhật các cơ sở sản xuất tổ chức tổng vệ sinh và bảo trì máy móc nên công nghệ chế biến vẫn được duy trì khả năng vận hàng từ 97 – 99%.

- Cân điện tử khây nguyên liệu, cân điện tử khâu thành phẩm, bồn chứa nguyên liệu.

- Sàn tạp chất, gằn tách thóc khâu nguyên liệu (kiểu Paris và kiểu mới), sàng tách đá sạn, máy xay (đá), máy xay (rulo cao su).

- Thiết bị hút rớt, sàng cám xay, sàng cám xay, đào gạo lức, máy xát trắng (côn), máy xát trắng (hoả tiễn), máy lau bóng, máy sấy tròn, máy sấy tháp, sàn đảo gạo trắng, trống phân loại, gằn tách thóc khâu thành phẩm.

- Máy tách màu, hệ thống hút bụi, vis tải các loại, gàu tải các loại, băng tải các loại, bồn chứa biến áp, tụ bù.

Hiện nay hệ thống máy móc của nhà máy chỉ nâng cấp, mua mới số máy như máy xay, máy tách màu, hệ thống trộn gạo thường, trộn gạo, sắt. Nhà máy đang tiếp tục đầu tư thêm các loại máy móc như máy tách thóc, xát trắng, đánh bóng, phân loại theo kích cỡ, máy tách màu, …

Hiện nay nhận thức về quy trình chế biến còn nhiều cách khác nhau, từ nguyên liệu lức -> tách tạp chất -> tách thóc bằng hai hệ thống đảo và gằng -> xát cám -> 1 -> 2 -> 3 đánh bóng, tách tấm bằng đảo và trống, có nơi sử dụng gạo nguyên liệu thì không sử dụng gằng mà đưa thẳng vào xát rồi qua đánh bóng -> tách thóc lẫn -> tách tấm, theo quy trình này khi đưa gạo vào xát lần 1 sẽ làm cho một lượng thóc lẫn được tách trấu, sau 2 lần xát thì lượng thóc vẫn còn trong gạo và cứ mỗi lần xát thì có hỗn hợp hai loại, một loại lức 100% và một loại đã xát 3 – 5% cám, qua mỗi lần xát thì tỉ lệ xát trắng và lức nguyên cách nhau càng xa. Để cho hạt lức với một thời gian và cung đoạn ngắn phải đạt mức tương đốithì phải tăng độ xát lên và như vậy sẽ làm tổn thất chung cho toàn bộ khối nguyên liệu được xát.

Việc lắp đặt gằn thóc ở giai đoạn cuối vẫn có hiệu quả là tách được thóc ở giai đoạn cuối, nhưng nếu giai đoạn đầu không được tách thì thành phẩm và kết quả xay xát sẽ gặp trường hợp nói trên.

Giai đoạn phá cám phải có cường độ xát vừa phải và sắt bén hơn để làm cho mảnh vở của cám được bong ra dễ dàng, vì vậy kết cấu của đá, phấn, muối phải khác nhau, vòng tua của cối cũng khác nhau, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với nguyên liệu theo vùng và vụ mùa.

Giai đoạn làm sạch cám: Giai đoạn này lớp bền vững của cám để bảo vệ lớp tinh bột đã bị phá vỡ. Mức độ xát của cối xát được cộng thêm với mức độ ma sát giữa các hạt với nhau, đòi hỏi mực ma sát phải mạnh hơn. Vì vậy kết cấu của đá, phấn, muối, vòng tua của cối xát cũng được thay đổi so với lần xát thứ nhất.

Đánh bóng bằng hơi nước, đặc điểm của máy này là độ ma sát của hạt rất cao và ít làm gãy hạt và làm cho hạt bóng lên. Vì vậy, giai đoạn ba này nhiều cơ sở sản xuất gạo không lắp đặt mà chỉ xát một lần, lần hai rồi qua đánh bóng, nhưng không nên lầm tưởng rằng máy đánh bóng bằng hơi nước với ý định chế tạo của người sáng chế là để làm sạch bộ mặt của hạt, nhưng khi qua Việt Nam thì nó lại bị người ta dùng để làm xát trắng, ban đầu nguyên thuỷ của máy chỉ có động cơ 33KW, rồi 57,75,100KW. Nhưng gạo đánh bóng của ta để một thời gian có mùi hôi, do phát sinh từ lớp cám còn nằm trên lớp mặt của hạt gạo. Một số nhà nhập khẩu thì muốn có loại gạo có độ xát trắng cao hơn, nên phải đánh bóng thêm một lần nữ, những chuyên gia về chất lượng gạo họ không căn cứ vào đánh bóng mấy lần mà căn cứ vào mức xát kỹ hay mức xát dối, và nhược điểm của sự xát ép bằng máy đánh bóng để lại vế sọc lưng, vết sọc này chỉ có thể xử lý được bằng cối xát đá. Nếu như chúng ta làm tốt giai đoạn xát trắng thì trong giai đoạn đánh bóng chỉ làm sơ qua để đạt mức thẩm mỹ của gạo và lượng cám khô sẽ nhiều hơn cám ướt trong khi đó giá trị cám khô cao hơn cám ướt đến 30%, vì vậy nhà máy cần lắp ráp thêm máy sấy cám để xử lý cám ướt.

Hiện nay phổ biến là đánh bóng gạo cao cấp, nhưng chúng ta thường phải đánh cả tấm, lẽ ra chỉ đánh bóng phần gạo, phần còn lại từ 10 – 20% thậm chí đến 30%

tấm trong gạo nguyên liệu không phải đem đánh bóng, mà đem xát riêng sau đó tách ra trộn thành gạo cấp thấp 25 – 35% tấm. Vừa tốn chi phí đánh bóng, vừa tổn thất nguyên liệu, nếu thay đổi cách chế biến thì ta có thể giảm được 15 – 20% khối lượng gạo đánh bóng những nguyên liệu không cần thiết đánh bóng.

Tách hạt theo kích thước: Từ khi xuất khẩu gạo nhu cầu gạo cao cấp. Đặc biệt là loại gạo cao cấp ít tấm, ngày càng tăng, thì nhu cầu trồng tách hạt cũng tăng theo, cho đến nay dùng trống tách tấm trở nên phổ biến và không thể thiếu được. Tuy nhiên phải kết hợp cả hai loại, tách bằng đảo và tách bằng trống để làm cho tăng năng suất của trống tăng cao hơn, chú ý do độ ẩm của nước ta rất cao nên cám thường bám ở đáy lỗ làm bít lỗ tấm nhỏ không lọt vào được, nên phải thường xuyên vệ sinh trống.

Máy tách màu:Hiện nay nhà máy chưa trang bị máy tách màu nên cần phải dự phòng vị trí để sẳn khi cần thì phải lắp đặt ngay, để sản xuất gạo cao cấp thì phải có máy tách màu mới phát huy hiệu quả, khi sử dụng máy tách màu chúng ta cần chú ý gạo do máy tách ra, thường mang theo những hạt tốt, gây nên tổn thất trong chế biến.

Trong dây chuyền sản xuất gạo hiện nay chúng ta chưa thực sự quan tâm quản lý nguyên liệ, theo dõi từng khâu để đánh giá thiết bị, nguyên liệu để nguyên liệu, để thực hiện điều này cần phải bố trí cán cân tự động để kiểm tra nguyên liệu sạch trừ đi nguyên liệu ban đầu thì sẽ biết là tạp chất là bao nhiêu, lấy nguyên liệu lức mà xác định vỏ trấu, lấy gạo trắng so với gạo lức để biết được cám vv… Vì vậy các cơ sở cần được trang bị cân tự động để kiểm tra các khâu trong dây chuyền.

Hiện nay trong dây chuyền sản xuất được coi là tự động nhưng khâu đưa nguyên liệu vảo và đưa thành phẩm ra vẫn còn thủ công, cần từng bước tự động hoá để giảm bớt căng thẳng thiếu công nhân bóc xếp vào lúc cao điểm nhập xuất hàng, chúng ta cần phải lắp đặt thùng chứa để chủ động hơn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG Y LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (Trang 27 - 32)