Methods (Phương pháp):

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG Y LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (Trang 26 - 27)

Phương pháp quản trị công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Phương pháp quản lý doanh nghiệp đã được hình thành trên cơ sở doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay Tổng Công Ty đang có hướng phát triển từ mô hình công ty mẹ – con trở thành một tập đoàn kinh tế nên hằng năm công ty vẫn lưu giữ hồ sơ về những thay đổi khá tiến bộ trong phương pháp quản lý và vận hảnh. Môi trường làm việc của công ty được duy trì khá thuận tiện, có sự giúp đỡ kết hợp từ các phòng ban bà có sự hợp tác giữa các thành viên trong một phòng ban, cấp trên và cấp dưới luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong công việc và luôn tìm cách giải quyết những mâu thuẫn trong thời gian ngắn nhất.

Trong quản lý gia công cần phân biệt kho nguyên liệu, kho gia công và kho thành phẩm, để quản lý gia công thỉ cần phải biết nguyên liệu mua có đúng hay không, máy móc, công nhân phải chuẩn bị thật tốt cái nào chưa phù hợp để điều chỉnh, qua thực tế sản xuất cần so sánh giữa ca ngày và ca đêm liên quan đến tỷ lệ thu hồi thành phẩm, cùng loại nguyên liệu nhưng tỷ lệ thu hồi sẽ khác nhau. Tóm lại một khâu kiểm tra quá trình sản xuất, chúng ta phải kiểm tra qua nhiều khâu. Như kho nguyên liệu, gia công, thành phẩm, kết thúc ca, ca trước phải bàn giao cho ca sau nội dung bàn giao phải thật cụ thể về hàng hoá. Bao bì, tình trạng máy móc…

Quản lý gia công có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình sản xuất, cần chú ý theo dõi tỷ lệ thu hồi, dù rằng tỷ lệ thu hồi thành phẩm vẫn đạt yêu cầu là 99.5%, khi tổng kết gia công người ta phải cần chú ý đến tỷ lệ thu hồi chính phẩm, chỉ tiêu này mới là trọng tâm, nó quyết định giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu này nói lên nguyên liệu mua vào có tốt không, công nhân có tốt không, kho gia công là người theo dõi quá trình từ nguyên liệu qua máy móc đến thành phẩm, vì vậy kiểm tra nguyên liệu để kiểm tra máy móc qua từng khâu để xác định độ xát trắng của từng cối xát, độ gãy vỡ của từng cối xác để xác định có cần điều chỉnh máy móc hay không. Kiểm tra gia công phải kiểm tra từng khâu tách hạt xem tấm có lẫn gạo là bao nhiêu, cám lẫn tấm bao nhiêu, gạo lẫn tấm bao nhiêu có đúng yêu cầu không? Nếu các khâu này không được kiểm tra thì có thể xay không đủ độ trắng hàng sẽ rớt giá, nếu chúng ta xay trắng quá mức thì chúng ta sẽ biến gạo thành tấm, cám mất đi giá trị thương phẩm của gạo, yêu cầu trình độ của người làm công tác gia công phãi đạt sự hiểu biết đánh giá cho đúng để phản ánh cho lãnh đạo, cho người thợ đứng máy, cho người mua nguyên liệu.

Đối với việc kiểm soát thiết bị, cán bộ và công nhân kỹ thuật phải nắm rõ tính năng, công xuất thiết bị, như công suất động cơ, vòng tua, lưu lượng gió, giải nhiệt, sự thuận lợi trong thao tác, trong quá trình hoạt động thì không thể kiểm tra hiệu suất của thiết bị như năng suất độ phá gãy, độ xát, độ bóng, độ sạch, độ kín của máy móc, các kỹ sư trưởng của nhà máy cần phải luôn luôn đổi mới quy trình công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường gạo cao cấp, đòi hỏi phải có thiết bị đa dạng để thay đổi kịp thời cho sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phải đủ khả năng nghiên cứu cải tiến thiết bị và đảm bảo cho thiết bị được hoạt động liên tục, luôn tạo ra được nhiều bí quyết riêng cho từng cơ sở, cơ sở chế biến gạo nào có nhiều cải tiến công nghệ thì cơ sở đó chiến thắng trên thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG Y LƯƠNG THỰC MIỀN NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w