Tài nguyên đất và rừng

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 30 - 31)

Có hai loại đất chính là đỏ vàng và đất bồi tụ trong các thung lũng và ven sông. Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm 9,92%, đất lâm nghiệp 13,18%, đất chuyên dùng 1,75 % và đất chưa sử dụng chiếm tới 75,13 %. Loại đất đỏ vàng ở các sườn núi có xu hướng thoái hoá nhanh do canh tác và khai thác rừng quá mức. Diện tích rừng năm 2001 là 1018,9 nghìn ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 927,5 nghìn ha. Rừng chủ yếu là rừng tre nứa, gỗ thường, có ít gỗ quí hiếm và là rừng thứ sinh. Tuy nhiên trong rừng có nhiều loại dược liệu quí như sa nhân, tam thất (Lai Châu). Đặc biệt rừng Tây Bắc có nhiều cánh kiến và các động vật quí hiếm voi, bò tót, nai...

3.1.3. Tài nguyên nhân văn

- Vùng được khai thác muộn nên mật độ dân cư thưa thớt hơn so với các vùng trong nước, chủ yếu là các dân tộc ít người sinh sống, bao gồm các dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Dao... có những nét đặc sắc về văn hoá truyền thống và tập quán sản xuất.

- Văn hoá Hoà Bình là đặc trưng của người Mường và người Việt-Mường, để lại nhiều di chỉ có giá trị về lịch sử và kiễn trúc.

- Nhìn chung trình độ dân trí trong vùng còn thấp, tỷ lệ mù chữ trong độ tuổi lao động chiếm tới 49,2% (so với cả nước là 12,5%) trong đó ở Lai Châu là 24,2% và Sơn La là 23,5% và Hoà Bình là 23,5%...

- Lực lượng lao động của vùng khá dồi dào tuy nhiên trình độ lao động thấp, cơ cấu lao động rất đơn giản, chủ yếu là lao động nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp cao chiếm tới 9,3%. Do vậy trong hiện tại và cả tương lai cần chú trọng đầu tư nâng cao trình độ dân trí và trình độ của người lao động. Cần khơi dậy các ngành nghề truyền thống và giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc vùng này.

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w