Ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 59 - 62)

VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

6.2.1.1.Ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp

6.2.1.1.1. Ngành nông nghiệp

Phát triển theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi. Cây công nghiệp chiếm 15% diện tích cây trồng. Trong vùng đã hình thành vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp mía 28 nghìn ha, dứa 18 nghìn ha, lạc 20 nghìn ha, gần đây là phát triển chè, cao su, cà phê, ca cao...

Chăn nuôi chiếm 27% giá trị sản lượng nông nghiệp, lớn nhất là đàn bò 1,1 triệu con chiếm gần 20% đàn bò của cả nước. Chương trình sin hoá đàn bò và nuôi lợn hướng nạc phát triển tốt.

6.2.1.1.2. Ngành lâm nghiệp

Phát triển vốn rừng và bảo vệ rừng được chú trọng. Toàn vùng trồng được 157.200 ha rừng bằng 15% diện tích rừng trồng của cả nước. Tuy nhiên diện tích này còn rất nhỏ so với diện tích đất trống đồi trọc; rừng đầu nguồn chưa

được chú trọng quản lý; rừng đặc sản, nguyên liệu chưa được khai thác để phát triển kinh tế của vùng.

6.2.1.1.3. Ngành ngư nghiệp

- Khai thác hải sản là nghề chính của vùng, đạt 19% sản lượng đánh bắt hải sản của cả nước.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 12.447 ha trong tổng số 20.000 ha nước mặt có khả năng nuôi trồng thuỷ sản bao gồm cả nước ngọt và nước lợ. Các sản phẩm nuôi chủ yếu là tôm, ngoài ra là các đặc sản rau câu, cua, hải sâm... Vùng cũng đặc biệt chú ý nuôi các đặc sản xuất khẩu như tôm hùm, cua,...

6.2.1.2 Ngành công nghiệp

- Các ngành nghề công nghiệp chủ yếu của vùng là chế biến lương thực, thực phẩm; khai thác và chế biến lâm sản; dịch vụ vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá; sản xuất hàng tiêu dùng dệt, đường, giấy và các ngành công nghiệp nhẹ khác. Công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng và các ngành công nghiệp nặng khác chưa phát triển mạnh mẽ.

- Trong vùng hình thành các khu công nghiệp trọng điểm bao gồm: Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng); khu công nghiệp Hoà Khánh (Đà Nẵng) diện tích 250 ha; khu công nghiệp Chu Lai, Kỳ Hà (Quảng Nam); khu công nghiệp Điện Ngọc - Điện Nam nằm tuyến phía đông tuyến Đà Nẵng - Hội An; khu công nghiệp An Hoà - Nông Sơn; khu công nghiệp Dung Quất (khu lọc và hoá dầu đầu tiên của nước ta); khu công nghiệp Nam Tuy Hoà (Phú Yên) và khu công nghiệp Suối Dầu (Khánh Hoà).

6.2.1.3. Ngành dịch vụ

Dịch vụ là ngành có thế mạnh của vùng, chủ yếu phát triển ở Nha Trang và Đà Nẵng. Các khu vực khác cơ sở hạ tầng kém phát triển nên dịch vụ còn ở dạng tiềm năng.

6.2.2. Bộ khung lãnh thổ của vùng

6.2.2.1.Hệ thống đô thị

- Thành phố Đà Nẵng là trung tâm văn hóa, kinh tế, giáo dục và công nghệ lớn nhất không chỉ ở miền Nam Trung Bộ mà toàn khu vực miền Trung – Tây Nguyên,là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây nguyên. Thành phố là điểm cuối trên Hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua các nước Myama, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

- Thành phố Nha Trang nổi bật với các địa điểm du lịch, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Là nơi tổ chức nhiều sự kiện mang tầm quốc tế.

Các thành phố, thị xã phân bố chủ yếu trên trục đường 1A gắn với cảng biển. Trong đó, Đà Nẵng và Khánh Hoà có mức đô thị hoá cao hơn với 31,2% và 38,15% dân số thành thị.

6.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải

Đây là vùng bản lề nối hai vùng Nam - Bắc và có cảng biển quan trọng. Như vậy sự phát triển giao thông trong vùng có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế vùng, cả nước và giao lưu quốc tế.

- Đường bộ Tuyến dọc 1A; các tuyến ngang 14B, 24, 25, 22, 14C, 19 và các tỉnh lộ, đường liên huyện, xã tương đối phát triển; tuyến đường sắt Thống Nhất xuyên qua 2 tỉnh của vùng.

- Đường sông đáng kể nhất là luồng vận tải trên sông Thu Bồn từ cửa Hội An, tầu thuyền vài trăm tấn có thể đi lại. Ngoài ra còn các tuyến trên sông Trà Khúc, sông Vệ nối đồng bằng và trung du Quảng Ngãi; tuyến trên sông An Lão, tuyến sông ở Bình Định. Các tuyến vận tải sông có ý nghĩa nội bộ từng lưu vực.

- Đường biển tuyến Đà Nẵng- Sài Gòn quan trọng nhất, vận chuyển lương thực, thực phẩm và hàng hoá khác, tuyến Đà Nẵng - Hải Phòng; ngoài ra còn các tuyến vận chuyển quốc tế Đà Nẵng đi Hồng Kông, Tokyo, Singapo... với các cảng biển Đà Nẵng, cảng Qui Nhơn, cảng Hội An, cảng Nha Trang, cảng Cam Ranh.

- Đường hàng không: Các sân bay Đà Nẵng, Nha Trang, Phù Cát, Phú Yên, trong đó sân bay Đà Nẵng là 1 trong 3 sân bay quốc tế của nước ta.

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 59 - 62)