Định hướng phát triển của vùng

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 43 - 45)

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.3. Định hướng phát triển của vùng

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1992 - 2010 đã xác định Đồng bằng sông Hồng có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc - trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và đường hàng không của các tỉnh phía Bắc; có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước. Bởi vậy định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng là rất quan trọng. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của vùng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước là 1,2- 1,3 lần. Cơ cấu kinh tế trong vùng được xác định là dịch vụ -

công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là 50% - 43%- 7%.

4.3.1. Ngành nông nghiệp

- Phát triển bảo đảm an toàn lương thực cho vùng; hình thành các vùng sản xuất lúa và ngô chất lượng cao.

- Khai thác tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, chất lượng cao; phát triển và làm giàu môi trường sinh thái, tiết kiệm đất đai trong phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng.

- Xây dựng các vùng chuyên canh, phát triển sản xuất rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và vật nuôi; phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển, đánh bắt thuỷ sản ven bờ.

- Phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mới; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

4.3.2. Ngành công nghiệp

- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp cơ khí chế tạo, phát triển công nghiệp điện tử; phát triển có chọn lọc các ngành ít gây ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao công nghiệp nhẹ, cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, tin học; công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản, công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản như kim loại màu, thép, vật liệu xây dựng và các nguyên liệu khác.

- Xây dựng một số khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Tây theo các tuyến quốc lộ 21A, 1,5, 18.

4.3.3. Ngành dịch vụ

Khai thác lợi thế vị trí của vùng phát triển nhanh các ngành dịch vụ, du lịch. Mở rộng mạng lưới thương mại, phát triển các trung tâm thương mại, nâng cao

chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w