Hệ thống đô thị: bao gồm 4 thành phố ,4 thị xã và 41 thị trấn tạo nên các trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị quan trọng của vùng.

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 76 - 77)

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

8.2.2.1.Hệ thống đô thị: bao gồm 4 thành phố ,4 thị xã và 41 thị trấn tạo nên các trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị quan trọng của vùng.

các trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị quan trọng của vùng.

- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tổ chức các mối liên hệ kinh tế xã hội (bao gồm cảng hàng không, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc). Đây cũng là thành phố có tầm quan trọng không chỉ trên bình diện quốc gia mà còn trên bình diện quốc tế. Trong vùng còn hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại khu vực ngoại thành (Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè). Đồng thời hình thành các điểm đô thị mới, hiện đại.

- Thành phố Biên Hoà là đầu mối giao thông trên bộ của vùng Đông Nam Bộ. Có khu công nghiệp Biên Hoà và một số cụm công nghiệp khác có mối liên kết với các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây được coi là thành phố công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Thành phố Vũng Tàu là thành phố cảng, phát triển công nghiệp và du lịch. Ngoài ra còn có các thị xã đã và đang phát triển là các trung tâm kinh tế của vùng.

8.2.2.2. Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải trong vùng khá thuận lợi so với các vùng khác, dễ dàng cho giao lưu trong nội vùng, với vùng khác và quốc tế. Các tuyến đường bộ bao gồm quốc lộ 1, quốc lộ 22 đi Campuchia, quốc lộ 13 nối với quốc lộ 14 đi Tây Nguyên, Lào; quốc lộ 20 đi Đà Lạt; quốc lộ 51 nối thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Gò Công, Mỹ Tho và nối với Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn các đường tỉnh lộ, đường liên xã và đường đô thị.

Hệ thống đường sắt bao gồm tuyến Thống Nhất, tuyến Hồ Chí Minh - Lộc Ninh (vùng trồng cao su).

Hệ thống đường sông với cảng sông ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Biên Hoà. Đường biển với các cảng biển (cảng Sài Gòn) và các tuyến đường biển đi quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đi Hồng Kông, Singapo, Tokyo, Băng Cốc; đi các vùng trong nước Bến Thuỷ, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên, Hải Phòng, bến cảng khá phát triển và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng và của cả nước.

Hệ thống đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hơn 20 tuyến bay quốc tế và trong nước; sân bay Vũng Tầu làm dịch vụ cho ngành dầu khí.

Một phần của tài liệu Phân vùng kinh tế (Trang 76 - 77)