Lượng khí NH3 – N

Một phần của tài liệu Tài liệu về Cá Chẽm (Trang 40 - 41)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Lượng khí NH3 – N

Hàm lượng khí NH3 trong nước nuôi cao sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của động vật thủy sản. Khi hàm lượng NH3 cao cùng với pH cao mức độ gây độc của amonia đến cá cũng tăng lên.

Theo Đỗ Văn Khương và cộng tác viên (2001), hàm lượng NH3 tổng trong nước nuôi nhỏ hơn 1mg/l là an toàn đối với sức khỏe của ấu trùng cá chẽm.

Đồ thị 3: Biểu diễn nồng độ NH3-N trung bình trong các bể ương

Trong thí nghiệm chúng tôi khảo sát hàm lượng NH3-N mỗi tuần một lần vào các ngày 1, 7, 14, 21, 28 tính theo ngày tuổi của ấu trùng cá. Kết quả theo dõi được thể hiện ở đồ thị 3.

Qua đồ thị ta thấy hàm lượng NH3-N có sự tăng giảm tương đồng giữa các nghiệm thức, hàm lượng NH3-N thấp nhất ở ngày thứ 1 và tăng dần lên ở các ngày tiếp theo cùng với sự bổ sung tảo vào bể ương, từ ngày 14 đến ngày 21 hàm lượng NH3-N ít có sự biến động và sau đó giảm dần ở các ngày cuối (do thay nước).

- Dao động hàm lượng NH3-N của các bể ương trong khoảng 0 – 0,43 mg/l ở tất cả các nghiệm thức, cho thấy lượng NH3-N của các nghiệm thức đều nằm trong giới hạn an toàn đối với ấu trùng cá chẽm (NH3 < 1mg/l).

- Đồ thị 3 cho thấy, sự chênh lệch NH3-N giữa các nghiệm thức trong mỗi lần kiểm tra đều rất thấp (chênh lệch không vượt quá 0,1mg/l trong một lần kiểm tra), chứng tỏ các hỗn hợp vi khuẩn không gây nên những ảnh hưởng rõ rệt nào đến việc cải thiện hàm lượng NH3 trong nước nuôi của các nghiệm thức nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tài liệu về Cá Chẽm (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w