Vibrio tổng số trong nước ương nuôi

Một phần của tài liệu Tài liệu về Cá Chẽm (Trang 42 - 43)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.Vibrio tổng số trong nước ương nuôi

Mật độ Vibrio tổng số trong nước ương nuôi ở đợt thí nghiệm được biểu diễn thông qua đồ thị 5.

Đồ thị 5: Mật độ Vibrio tổng số trong nước trung bình của các nghiệm thức

Qua đồ thị trên ta thấy sự tăng hay giảm mật độ Vibrio tổng số giữa các nghiệm thức nhìn chung cũng có sự tương đồng (cùng tăng hoặc cùng giảm). Mật độ Vibrio tổng số của các nghiệm thức đều thấp và ổn định ở 10 ngày đầu tiên tính theo tuổi của ấu trùng cá. Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 13 mật độ Vibrio tổng số có dấu hiệu tăng nhanh rồi giảm dần và tăng nhẹ ở các ngày tiếp theo. Tuy nhiên, đến gần cuối chu kỳ nuôi trong khi mật độ Vibrio tổng số của các nghiệm thức Hỗn hợp giảm thì mật độ Vibrio tổng số của nghiệm thức Đối chứng lại tăng vọt bất thường.

- Nghiệm thức ĐC: mật độ Vibrio tổng số cao nhất ở ngày kiểm tra thứ 13 (2815 CFU/ml) và 27 (2795 CFU/ml) tính theo tuổi của ấu trùng cá.

- Nghiệm thức HH1: mật độ Vibrio tổng số cao nhất ở ngày kiểm tra thứ 20 (2040 CFU/ml) tính theo tuổi của ấu trùng cá.

- Nghiệm thức HH2: mật độ Vibrio tổng số cao nhất ở ngày kiểm tra thứ 13 (1750 CFU/ml) tính theo tuổi của ấu trùng cá và mật độ Vibrio tổng số của nghiệm thức Hỗn hợp 2 luôn ở vị trí thấp nhất so với các nghiệm thức khác.

Như vậy, việc bổ sung các Hỗn hợp vi khuẩn probiotic vào nước nuôi ấu trùng cá chẽm gây nên sự chênh lệch về mật độ Vibrio tổng số giữa các nghiệm thức theo xu hướng làm giảm mật độ Vibrio trong nước nuôi so với nghiệm thức Đối chứng, chứng tỏ hiệu quả đối kháng của các chủng vi khuẩn probiotic này.

Một phần của tài liệu Tài liệu về Cá Chẽm (Trang 42 - 43)