Các âm ổn định, nửa ổn định và không ổn định

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 42 - 44)

Khi tham khảo các bài dân ca, chúng ta cần phải lưu ý một số quy luật vận

động của làn điệu là:

- Các bài dân ca có cấu trúc ngắn gọn, giai điệu chỉ vận động trong phạm vi năm âm của điệu thức, nó không vượt ra khỏi khuôn khổ của một quãng 8 đúng (có

nghĩa là các bài dân ca ở tầm âm hẹp) thì trục âm của nó chỉ có hai âm theo quan

hệ quãng 4 hoặc quãng 5. Nếu trục âm là quãng 4 thì giai điệu thường sẽ kết thúc ở

âm ngọn – âm ổn định. Nếu trục âm là quãng 5 thì giai điệu thường sẽ kết thúc ở

- Các bài dân ca có cấu trúc lớn hơn, có sự mở rộng làn điệu lên trên hoặc xuống dưới, vượt qua khuôn khổ của một quãng 8 đúng thì trục âm của nó sẽ có ba âm tạo

thành trục quãng 4 – quãng 5 hoặc ngược lại, trục quãng 5 - quãng 4. Nếu ở trục

quãng 4 – quãng 5 thì phần một của giai điệu dựa trên khung quãng 5 trên sẽ kết

thúc bằng âm ổn định, phần hai sẽ dựa vào khung quãng 4 dưới sẽ kết thúc cũng

bằng âm ổn định. Trường hợp với trục quãng 5 – quãng 4 sẽ ngược lại, phần một của giai điệu dựa trên quãng 4 trên, kết thúc bằng âm ngọn – âm ổn định, còn phần hai sẽ kết thúc bằng âm gốc - cũng là âm ổn định.

Ghi chú: Nốt tròn là âm ổn định, được đóng khung vuông

Nốt trắng là âm nửa ổn định Nốt đen là âm không ổn định.

Chữ cái K trên đầu nốt nhạc là chỉ âm kết của bài dân ca

Ngoài các bài dân ca có sự mở rộng làn điệu lên trên hoặc xuống dưới, chúng

ta còn có thể gặp các bài dân ca có nhiều hơn một trục âm, có hai hoặc hơn hai trục

âm trong cùng một bài. Những bài dân ca này thường xuất hiện ở các tầng dân ca

muộn hơn mà theo PGS Tú Ngọc đã trình bày trong cuốn “ Dân ca người Việt”

NXB Âm nhạc, 1994 (46, tr236). Hiện tượng xuất hiện nhiều trục âm trong một bài

dân ca là kết quả của sự chuyển dịch điệu thức, sự thay đổi chủ âm trong làn điệu dẫn đến sự thay đổi các âm tựa và thay đổi trục âm, trục điệu thức.

Trong quá trình phân tích trục âm ở chương này, chúng tôi sử dụng ba tên gọi âm kết khác nhau, đó là âm kết ổn định, âm kết nửa ổn định và âm kết không

ổn định.

Âm kết ổn định là âm tựa chính của trục âm. Âm kết nửa ổn định không phải âm chủ của điệu thức, nó chỉ là một trong số âm tựa của trục âm mà thôi. Âm kết không ổn định là âm kết ở ngoài hai âm trên, nó không thuộc thành phần của trục âm.

Những bài dân ca Việt Nam có âm kết thúc không ổn định chỉ chiếm một số

lượng rất ít do quá trình vận động của giai điệu phụ thuộc vào tính chất, nội dung của bài dân ca, ngoài ra nó còn thể hiện rõ nét tính chất đặc trưng của vùng miền.

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 42 - 44)