Một số tác phẩm thính phòng.

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 147 - 151)

Trong tác phẩm viết cho piano với tiêu đề “Khúc hát ru” nhạc sỹ Ngô Sỹ

Hiển đã sử dụng điệu thức năm âm đúng dạng 1 với âm chủ là âm Sol để cấu trúc chủđề (g-a-h-d-e), nhưng khi phát triển và tái hiện ông vẫn sử dụng điệu thức năm

VD 218

Nhạc sỹ Nguyễn Đình Lượng, trong bản Prelude số 1 viết cho piano, đã xây

dựng chủ đề trên điệu thức năm âm dạng 5 (e-g-a-h-d2). Khi phát triển nhạc sỹ vẫn

dùng điệu thức năm âm dạng 5 nhưng trên một chủ âm khác (h-d-e-f#-a) và khi tái

hiện lại quay về điệu thức ban đầu. VD 219:

Trong tác phẩm “Trở về đất mẹ” viết cho đàn Cello và piano, nhạc sỹ

Nguyễn Văn Thương lại xây dựng chủ đề trên điệu thức năm âm đúng dạng 1 với

âm chủ là Fa.

VD220:

Chúng ta có thể tham khảo tác phẩm “Hứng dừa” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Nam.

VD221

Lối xây dựng chủđề trên điệu thức năm âm đúng dạng 5 (g-b-c-d2-f2) chúng tôi

thấy xuất hiện trong bản Tam tấu “Kể truyện Sông Hồng” viết cho Violon - cello

và piano của nhạc sỹ Huy Du, đoạn “Tiếng hát đò đưa”. VD 222:

Andante Catabile

Điệu thức Oán là nét đặc trưng trong dân ca Nam Bộ, nhạc sỹ Đôn Truyền

đã sử dụng điệu thức Oán 2 để xây dựng chủđề trong bản Fuga (d-f#-g-a-h).

Sử dụng chất liệu bài Trống cơm – dân ca Quan họ để cấu trúc chủđề chương I trong bản sonatine của nhạc sỹ Nguyễn Thị Nhung trên điệu thức năm âm đúng dạng 4.

VD 224:

Cũng trong thể loại Sonatine viết cho đàn piano, nhạc sỹ Lê Yên đã kết hợp theo kiểu đan xen điệu thức năm âm dạng 4 (f-g-b-c2-d2) với điệu thức năm âm dạng 1 (f-g-a-c2-d2) trong cấu trúc chủđề.

VD 225:

Với thủ pháp đan xen điệu thức trong cấu trúc chủđề của phần B hình thức

đoạn nhạc gồm hai câu, nhạc sỹ Ca Lê Thuần đã sử dụng đan xen điệu thức Oán 4

với điệu thức năm âm dạng 5 trong tác phẩm “Quê hương tôi trong máu lửa” viết

cho đàn piano : a-c2-d2-e2-f2 và a-c2-d2-e2-g2. Câu 1 tính chất trữ tình, bi thương.

VD 226 :

Trong tác phẩm “Chủ đề và biến tấu” viết cho đàn piano, nhạc sỹ Đỗ Hồng

Quân đã sử dụng hai điệu thức năm âm dạng 5 khác nhau ở phần tay phải và tay trái đã tạo ra một màu sắc mới lạ (a-c-d-e-g-tay phải) và (es-ges-as-b-des…des tay trái).

VD 227 :

Trong bản Fuga của nhạc sỹ Nguyễn Đình Hùng viết cho piano, chủ đề bắt

đầu được xây dựng trên điệu thức năm âm dạng 2 (g-a-c-d-f) sau đó lại kết thúc trên điệu thức năm âm dạng 5 (g-b-c-d-f).

VD 228:

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)