Đan xen điệu thức khác chủ âm, khác tính chất.

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 102 - 106)

Các bài dân ca người Việt có lối cấu trúc đan xen điệu thức theo kiểu khác chủ âm, khác tính chất thường diễn ra bằng thủ pháp đan xen giữa các điệu thức ở các câu,

các phần khác nhau trong một bài dân ca.

Bài Khi tương phùng, khi tương ngộ (Phl 1, bài 18) – dân ca Quan họ Bắc Ninh là

một ví dụđiển hình. Từ đầu bài đến nhịp 14, giai điệu chuyển động trên điệu thức Fa – dạng 1, từ nhịp 15 đến 26 chuyển sang điệu thức Đô – dạng 2. Sau đó từ nhịp 27 đến hết bài lại quay lại Fa – dạng 1.

VD147: “Khi tương phùng, khi tương ngộ”

Mối quan hệ giữa chủ âm của hai điệu thức này theo trục quãng 4-quãng 5 (F-

C). Bài Chim kêu gióng giả cũng là dạng đan xen điệu thức theo kiểu lắp ghép từ

nhịp 1 đến 9 là Rê dạng 5, sau đó từ nhịp 10 -14 chuyển sang Fa dạng 1 rồi kết bài lại quay trở lại Rê – dạng 5.

VD148 : “Chim kêu gióng giả”

Đây là thủ pháp chuyển âm gốc của điệu thức ban đầu thành âm ngọn của điệu

thức sau tạo thành một dạng đan xen điệu thức có cùng hàng âm nhưng khác chủ

âm, khác tính chất.

Bài : Đá lô xô (Phl, bài 21) cũng giống như bài Chim kêu gióng giả, tuy nhiên ở

đây có 2 chủ âm của hai điệu thức có cùng thang âm cách nhau một quãng 4. D-

E-G-A-C-D-E

VD149: “Đá lô xô”

Ở 4 nhịp kết cuối bài, giai điệu xuất hiện thêm âm Fa, vì thế nên có cảm giác

như bài này đã kết thúc ởđiệu thức Re –dạng 5 (D-F-G-A-C), kiểu kết hợp giữa Rê

gió thoảng ngoài”, “Gió mát trăng thanh”, “Sa mạc”... phải chăng đây là một nét

điển hình và cũng rất độc đáo trong lối cấu trúc làn điệu của các bài dân ca người Việt đồng bằng Bắc bộ.

Bài “Chèo tàu” (Phl, bài 31) cũng có kiểu đan xen hai điệu thức cùng thang

âm cách nhau quãng 4, từ đầu tới nhịp 12 ở Sol dạng 5, phần còn lại đến hết bài ở Đô dạng 2.

VD150: “Chèo tàu”

Bài “Trèo lên trên núi hái chè” thuộc thể loại hát Chèo Tầu – dân ca Hà

Đông (Phl, bài 32) có lối cấu trúc đan xen điệu thức khác chủ âm, khác tính chất. Từ nhịp 1 đến nhịp 9 ởđiệu thức Sol dạng 5, phần cuối bài ởđiệu thức Đô dạng 1. VD151: “Trèo lên trên núi hái chè”

Ta có thể tham khảo thêm ở các bài “ Xẻ ván” – dân ca Phú thọ (Phl, bài 38),

“Buông áo em ra”- (Phl, bài 70), “Giặm cửa quyền” – dân ca Nghệ an (Phl, bài

73), “Cửa song chốt khóa” - dân ca Nghệ an (Phl, bài 78) và bài “Lý cây gòn” -

dân ca Nam bộ (Phl, bài 105)

VD152: “Giương cung bắn cò” và bài “Trồng bông luống đậu”

VD153: “Buông áo em ra”

VD154: “Giặm cửa quyền”

Điệu thức Rê dạng 4 và Sol dạng 1 có cùng chung thang âm, chủ âm của hai

điệu thức cách nhau quãng 4

VD155: “Cửa song chốt khóa”

VD156: “Lý cây gòn”

Cả ba bài “Giặm cửa quyền” , “Cửa song chốt khóa” và “Lý cây gòn” cùng có

chung đặc điểm là cấu trúc trên một thang âm nhưng có sự thay đổi chủ âm ở phần thứ hai của bài nên tạo ra sựđan xen hai điệu thức khác chủ âm, khác tính chất.

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)