Điệu thức Oán và các điệu thức có nửa cung

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 112 - 117)

Trong tổng số 125 bài dân ca người Việt chúng tôi lựa chọn để làm đối tượng nghiên cứu của Luận án thì loại điệu thức năm âm có nửa cung trong cấu trúc làn

điệu là không nhiều. Ở một số bài dân ca, sự xuất hiện trong giai điệu có nửa cung

chỉ mang tính chất thoáng qua dưới dạng các âm thêu, âm lướt hoặc cũng có thể

trong lúc diễn xướng, người hát có sự ngân, rung ở một âm nào đó tạo ra khoảng

cách nửa cung và được các nhà sưu tầm, ghi âm lại bằng các nốt hoa mỹ, tô điểm

nên chúng tôi không đưa vào thành phần của thang âm điệu thức có nửa cung. Tuy

nhiên ở bài “ Đi cấy” – dân ca Thanh hóa (Phl 1, bài 60) chúng tôi thấy trong giai

điệu của bài ở điệu thức Sol dạng 1 gồm các âm G-A-H-D-E lại xuất hiện âm Fa

thăng ở các nhịp 7, nhịp 8 một cách có chủ đích, nó tạo nên sức hút mạnh mẽ về

âm chủ (Sol) nhưng đồng thời cũng là một điểm nhấn một nét rất đặc sắc của làn

điệu dân ca Thanh hóa mà trong các bài dân ca các thể loại mà vùng miền khác

không có.

VD168: “Đi cấy”

Ngoài bài “Đi cấy” mang sắc thái độc đáo của dân ca Thanh hóa, trong Tổ

khúc múa đèn Đông Anh còn có một bài nữa cũng có lối cấu trúc đặc biệt, đó là bài “Nhổ mạ”, cả bài chỉ có 13 nhịp tuy nhiên nếu xét về mặt âm điệu của bài rất gần với điệu thức Sol dạng 1 ở những nhịp đầu tiên, giai điệu xoay quanh trục âm gồm có 4 âm (D-G-A-H ) nhưng từ nhịp thứ 8 đến hết bài xuất hiện thêm âm Fa (nhịp 8, nhịp 12) đã tạo dẫn dắt giai điệu gần với điệu thức Rê – Oán 1. Đây là dạng điệu

VD169: “Nhổ mạ”

Bài “Hát đưa em” (Phl 1, bài 98) là một dạng điển hình của các làn điệu dân

ca Nam bộ với sự kết hợp “nâng lên”, “Hạ xuống” một âm cách âm chủ một quãng

ba.

VD170: “Hát đưa em”

Cùng với kiểu thay đổi một năm âm trong cấu trúc thang âm của điệu thức có

thểm tham khảo bài “Lý mù u” (Phl 1, bài 117) dân ca Nam bộ, ở đây không phải

là âm cách chủ âm quãng ba mà là quãng 6.

Có thể tham khảo các bài dân ca Nam bộ có cấu trúc trên một điệu thức Oán

là bài “Lý hò khoan” (Phl 1, bài 99), “Hò chèo ghe” (Phl 1, bài 121) và “Hò cấy”

(PhL 1, bài 122).

VD172: “Lý hò khoan”

VD173: “Hò chèo ghe”

VD174: “Hò cấy”

Ở bài “Hò cấy”, giai điệu chỉ vận động trên 4 âm: D-F-G-A, chỉ duy nhất một lần

câu hò hạ xuống giọng lướt qua nốt Si mà gây rõ cảm giác của điệu Oán 1 (Oán

nguyên thể)

Ngoài những bài dân ca ở điệu Oán (nguyên thể và biến thể) kể trên, chúng ta

còn gặp các bài dân ca có cấu trúc đan xen giữa điệu Oán với các dạng điệu thức

năm âm đúng. Điển hình là bài “Ru con” – dân ca Nam bộ (Phl 1, bài 100) với sự

kết hợp, đan xen giữa điệu Mi – Oán 2 và điệu thúc Mi dạng 1, Mi dạng 4. Từ đầu bài đến nhịp 24 giai điệu đi mềm mại, da diết, pha chút nỗi buồn của làn điệu hát ru Nam bộ cùng với tiết tấu đảo phách như tiếng “nấc” của người mẹ khi đang ru

con, từ nhịp 11 đến 26 giai điệu chuyển sang Mi dạng 1, sau đó Mi (Oán 2) phần

VD175: “Ru con”

Bài “ Lý ta lý” có kiểu đan xen điệu thức giữa điệu Rê – Oán 4 (biến thể) với điệu thức năm âm đúng dạng 5 theo kiểu lắp ghép với nhau trong cùng một làn điệu.

VD176: “Lý Ba Tri”

Trong bài này có những âm tô điểm nửa cung ở ô nhịp 12, hay âm có dấu hóa bất thường ô nhịp 14, chúng tôi không tính vào thành phần của thang âm điệu thức.

Bài “Lý chiều chiều” (Phl 1, bài 115) cũng có cấu trúc điệu thức Oán 2 (Oán biến thể) giống với bài “Ru con”, tuy nhiên ở bài này lại có sự đan xen với điệu thức năm âm đúng dạng 5 có nâng cao âm bậc III nhưng không thể xếp với điệu oán được.

Có thể tham khảo thêm các bài dân ca Nam bộ có sự đan xen giữa điệu Oán

và điệu thức năm âm đúng trên cùng một chủ âm, đó là bài “Lý con sáo Gò công”

(Phl 1, bài 113), “Lý che hường” (Phl 1, bài 118), và bài “Lý áo vá quàng” (Phl 1,

bài 119), đây là những bài theo thể loại Lý rất nổi tiếng và phổ biến ở Nam bộ.

VD178: “Lý con sáo Gò công”

VD179: “Lý che hường”

Trong bài này, từ nhịp 1-3 ở điệu thức Sol – Oán 1 (G-B-C-D-E) từ nhịp 4

đến nhịp 7 chuyển sang Sol dạng 5 (G-B-C-D-F) tiếp theo từ nhịp 8 đến 11 lại quay lại Soal – Oán 1, từ nhịp 12 đến hết bài là điệu thức Sol – dạng 5.

Bài “Lý áo vá quàng” có lối cấu trúc đan xen theo kiểu lắp ghép giữa điệu thức

năm âm đúng dạng 5 với điệu thức Oán 1(Nguyên thể), tuy nhiên khi hát cả bài thì ta vẫn cảm nhận âm hưởng của điệu Oán nguyên thể rất rõ nét.

VD180: “Lý áo vá quàng”

Nhịp 1-8 giai điệu vang lên 4 âm G-B-D-F-G, chỉ đến nhịp 8 xuất hiện nốt Đô ở

chỗ kết câu của điệu thức Sol dạng 5, tiếp theo là từ nhịp 9 đến 13 giai điệu đi rõ nét điệu Oán (nguyên thể), sau đó đến hết bài lại quay về Sol dạng 5.

Một phần của tài liệu Điệu thức năm âm trong dân ca người việt (Trang 112 - 117)