Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm phápluật nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý về thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN. (Trang 72 - 75)

môi trường pháp lý về thương mại điện tử.

Cho tới cuối năm 2007 các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và nhiều nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Hệ thống các luật và nghị định này đã tạo thành khung pháp lý cơ bản cho sự phát triển của thương mại điện tử. Tuy nhiên, thương mại điện tử là hình thái kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và liên quan mật thiết tới nhiều lĩnh vực nên phải tiếp tục ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Những văn bản này bao gồm Nghị định về chống thư rác, Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet thay thế Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001, Thông tư về giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử. Ngoài ra, cần nghiên cứu và tiến tới ban hành hoặc sửa đổi nhiều văn bản pháp luật liên quan tới chứng từ điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nhiều khía cạnh đa dạng khác.116 Đồng thời, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là đầu tư phát triển phần mềm, sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển thương mại điện tử.

b.Nâng cao năng lực về giải quyết và tranh chấp thương mại điện tử.

Từ năm 2008 việc giao kết hợp đồng trực tuyến cũng như các giao dịch trực tuyến khác như thanh toán điện tử và mua bán các sản phẩm số hóa sẽ tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị. Số vụ tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Đồng thời, những tranh chấp về tài sản trí tuệ liên quan tới môi trường mạng như tên miền và bản quyền tác giả cũng gia tăng với độ phức tạp cao. Ngoài ra, số vụ tranh chấp khi tiến hành mua bán kinh doanh trên môi trường Internet giữa Việt Nam với các nước khác cũng sẽ tăng. Trong khi đó, năng lực giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử của Việt Nam còn thấp. Các tòa án kinh tế, trọng tài kinh tế, các tổ

chức thanh tra viễn thông và thương mại, các tổ chức thực thi cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan điều tra, v.v... chưa được đào tạo tốt về lĩnh vực này và hầu như chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp. Một nhiệm vụ cấp bách trong năm 2008 là phải nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử.

c.Kiện toàn quản lý bộ máy từ trung ương đến địa phương.

Tới giữa năm 2007 Bộ Th ương mại được Chính phủ giao nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử.117 Tại Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 Chính phủ giao cho Bộ Công Th ương chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử và thành lập Cục Th ương mại điện tử và Công nghệ thông tin giúp Bộ trưởng Bộ Công Th ương thực hiện chức năng đó. Tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là tỉnh), các Sở Th ương mại và các Sở Th ương mại và Du lịch (viết tắt là Sở Th ương mại) là các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử.118 Cho tới cuối năm 2007 đã có trên 40 Sở Th ương mại xây dựng Kế hoạch triển khai thương mại điện tử tại địa phương giai đoạn tới năm 2010 trình Ủy ban nhân dân tỉnh, trong số này có trên 30 kế hoạch đã được phê duyệt. Đây là nỗ lực rất lớn của các Sở Th ương mại trên phạm vi cả nước trong việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở địa phương. Trong năm 2008 cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn việc hợp nhất các sở thương mại với các sở công nghiệp tại các địa phương và phê duyệt chức năng nhiệm vụ của tổ chức mới. Các tổ chức mới này cần tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử tại địa phương.

d.Triển khai nhanh một số dịch vụ công trực tuyến gắn chặt với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một trong những dịch vụ công quan trọng nhất đối với thương mại là dịch vụ hải quan. Năm 2007 Bộ Tài chính đã hoàn thiện cơ sở pháp lý cũng như phần mềm và tổ chức triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử thí điểm tại

Cục Hải quan Th ành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan Hải phòng đạt nhiều kết quả khả quan. Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng và triển khai dự án khai và nộp thuế điện tử. Tổng cục Th uế đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình kê khai thuế qua mạng, khảo sát các giải pháp công nghệ và dự kiến sẽ triển khai dự án này trong năm 2008 cùng với triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân. Các bộ ngành khác và nhiều địa phương cũng tích cực triển khai cung cấp trực tuyến một số dịch vụ công gắn chặt với thương mại. Chẳng hạn Bộ Công Th ương và Phòng Th ương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tích cực triển khai cung cấp trực tuyến dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai dự án “Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ” và hợp tác với Cục mua sắm công của Hàn Quốc khảo sát tiến tới triển khai dự án “Th iết lập hệ thống mua sắm điện tử thử nghiệm tại Việt Nam”. Tuy nhiên, tới hết năm 2007 chưa có dịch vụ công quan trọng nào được cung cấp trực tuyến một cách hoàn chỉnh. Trong năm 2008 cần đẩy mạnh hoạt động này nhằm cung cấp trực tuyến một số dịch vụ công quan trọng đối với thương mại, góp phần giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đồng thời tạo sự bứt phá đối với loại hình giao dịch trực tuyến Chính phủ với doanh nghiệp (G2B).

e.Tuyên truyền phổ biến và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cho tới nay những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là môi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin và Internet, nhận thức và tập quán mua bán, thanh toán. Từ năm 2006 vấn đề an ninh an toàn thông tin trên môi trường mạng đã trở thành một trở ngại đáng kể tới việc tham gia thương mại điện tử của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Th eo xu hướng chung của thương mại điện tử toàn cầu, trong những năm tới vấn đề dữ liệu cá nhân sẽ nổi lên như một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là các giao dịch doanh nghiệp với người tiêu dùng. Việt Nam cần có kế hoạch rõ ràng để hạn chế tới mức cao nhất trở ngại

này. Năm 2007 Việt Nam đã tham gia tích cực với các thành viên của APEC triển khai một số hoạt động cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trong năm 2008 Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền tới các tổ chức, doanh nghiệp và công dân về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua việc xuất bản các tài liệu, tổ chức hội thảo, đặc biệt là triển khai mạnh mẽ hoạt động dán nhãn tín nhiệm các website thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN. (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w