Đào tạo trực tuyến.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN. (Trang 38 - 41)

8 Công ty cổ phần Quảng cáo DV trực tuyến

3.2.Đào tạo trực tuyến.

Đào tạo trực tuyến là phương thức khá mới mẻ ở Việt Nam xong nó cũng thu hút được khá nhiều học sinh, sinh viên và các đối tượng khác tham gia. Các trường đại học cũng bắt đầu đào tạo trực tuyến hệ chính quy hoặc tại chức. Các doanh nghiệp cũng nhanh chóng tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Theo điều tra sơ bộ của vụ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ bưu chính viễn thông hiện có trên 50 công ty đăng ký sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về học tập điện tử và khoảng 30 trang thông tin điện tử cung cấp giáo dục. Như cổng Elearning của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, trang web của một số trường đại học, trang web của một số công ty cung cấp dịch vụ.

Các sản phẩm, dịch vụ chính mà đơn vị, doanh nghiệp cung cấp là: -Cung cấp bài giảng trực tuyến, tài liệu trực tuyến học tập trực tuyến. -Luyện thị đại học, thi ngoại ngữ.

-Các bài học, bài tập của học sinh từng trình độ khác nhau.

Ở một số trường đại học đào tào trực tuyến đang đi vào giai đoạn đầu. Khoa CNTT Đại Học Mở Hà Nội là đơn vị đầu tiển đào tạo trực tuyến có cấp bằng đại học cho sinh viên. Từ năm 2001, trung tâm công nghệ đào tạo trực tuyến của khoa đã thành lập một nhà trường ảo “FIHOU CYBERSCHOOL” đặt trên website http:// www.fithou.net.vn và bắt đầu tuyển sinh viên ngành CNTT. Khoá đầu tiên có 150 sinh viên dự học. Đến nay, trường có hơn 1000 sinh viên theo học CNTT trực tuyến, với mức học phí bằng 1/3 so với học trực tiếp.

Đào tạo trực tuyến xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã có 10 trường đại học tham gia đào tạo trực tuyến: ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Sư Phạm Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Y Tế Công Cộng.v..v….

Hình thức đa phần là đào tạo bán trực tuyến nhưng số môn học, số giờ học trực tuyến ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Các thủ tục đăng ký nhập học, thủ tục thu nộp học phí tại các đơn vị này hầu hết vẫn diễn ra theo phương thức truyền thống do các công cụ hỗ trỡ như thanh toán trực tuyến, chữ ký số còn thiếu. Do đó, vận hành một khoá học đào tạo trực tuyến từ khâu tổ chức dến khâu giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra người học cũng chưa thực sự làm quen với một khoá học đào tạo trực tuyến hoàn toàn. Chính vì vậy xu hướng chính là đào tạo bán trực tuyến đáp ứng nhu cầu hiện tại.

Cấp bậc đào tạo không chỉ bó gọn ở hình thức cấp chứng chỉ đào tạo ngắn hạn mà còn mở rộng sang hệ đào tạo cử nhân chính quy. Hầu hết các đơn vị đều bắt đầu con đường đào tạo trực tuyến bằng các chương trình đào tạo chứng chỉ ngắn hạn. Đây là bước khởi đầu an toàn, đồng thời giúp các đơn vị có thể định hình được nhu cầu của học viên cũng như có kinh nghiệm khi triển khai các khoá học dài hạn phức tạp và khó khăn hơn. Ngoài ra, hình thức đào tạo cấp chứng chỉ là một kênh hiệu quả để tiếp thị, thu hút sô lượng học viên tham gia các khoá học dài hạn chính quy sau này. Tính đến nay, chiến lược đào tạo như

vậy vẫn đang phát huy được thế mạnh đem lại hiệu quả cho các trường đào tạo hiện nay.

Hiệu quả kinh tế mà các đơn vị đạt được đó là tăng thêm doanh thu. Tỷ lệ đóng góp này đang gia tăng do sự đa dạng hơn về chương trình đào tạo cũng như sự tăng nhanh về sô học viên.

Theo khảo sát sơ bộ của công ty tư vấn Markom, đào tạo trực tuyến đang nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, đồng thời có tính mở trong thương mại với mức điểm đáng quan tâm là 65/100 điểm. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu do gặp phải khá nhiều khó khăn; chưa được hỗ trợ nhiều từ phía cơ quan nhà nước, nhà nước chưa có chính sách cụ thể nào nhằm khuyến khích và thúc đẩy các trường đại học mở rộng mô hình đào tạo trực tuyến; Cơ sở hạ tầng trang thiết bị chưa đầy đủ hiện đại, nhiều học viên muốn tham gia nhưng hạn chế về điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin,.. Nếu khắc phục được những khó khăn trên thì chúng ta sẽ phát huy được hiệu quả của đào tạo trực tuyến. Đây là một lợi ích rất lớn về cả mặt kinh tế và tri thức.

Ngoài các trường đại học thì các doanh nghiệp cũng bắt đầu với loại hình giáo dục khá mới mẻ này. Môn học chủ yếu mà các doanh nghiệp triển khai hiện nay đó là Tiến Anh và Tin học, vì thực tế hai môn này thu hút được nhiều học viên nhất. Do tích chất đặc thù của hai môn học trên là có thể tiếp cận khá nhanh dưới hình thức tự học, nên khi triển khai dưới hình thức này, học viên cảm thấy khá lý thú và bớt nhàm chán so với phương thức học truyến thống. Nhờ có sự giúp đỡ của hệ thống âm thanh, hình ảnh mà cả bốn kỹ năng cần thiết của việc học ngoại ngữ cũng như yêu cầu thực hành cao của môn tin học đều được áp dụng một cách linh hoạt và giúp kích thích người học ở mức độ cao.

bảng4. Danh sách một số trang web đào tạo trực tuyến điển hình.

http://et.edu.vn/ims http://globaledu.com.vn www.ephusksvn.com www.vietphotoshop.com www.elearning.com.vn www. Issad.biz

www.e-ptit.edu www.cleverlearn.com www.eduport.com.vn

www .huukhang.com www.hp-vietnam.com www.dbavn.com/elearning/index. php

www.nthou.edu.vn

Đa dạng về cách thức tổ chức của doanh nghiệp.

Bên cạnh hình thức kinh doanh như Công ty giáo dục toàn cầu, hay học viện MEC, hiện ở Việt Nam còn có hình thức liên kết với một đơn vị hoặc dự án khác để triển khai các khoá đào tạo trực tuyến, góp phần làm phong phú hơn các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực này. Trường ảo VnDG Campus là sản phẩm hợp tác giữa cổng phát triển Việt Nam và tổ chức phát triển nguồn nhân lực Đức. Học viện mạng Netpro phối hợp với phòng thương mại và Công nghiệpViệt Nam(VCCI) cung cấp dịch vụ đào tạo.

Một mô hình kinh doanh đào tạo trực tuyến,” Học viện mạng Netpro phối hợp với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai chương trình “ Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT nhằm phụcvụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010”( Đề án 191) bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: Quản lý công nghệ thông tin-CIO, ERP, các kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tới đây, Netpro sẽ tiến hành một số khoá học mới theo hình thức học trực tuyến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu đào tạo nhân viên, đào tạo nội bộ nghành cho các công ty cỡ lớn có nhiều chi nhánh trên cả nước, và chương trình hcọ với giảng viên nước ngoài.

Bên cạnh một số ít các doanh nghiệp đang trong tiến trình thử nghiệm miễn phí, nhiều doanh nghiệp khác coi đây là hướng kinh doanh đầu tư đem lại lợi nhuân.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN. (Trang 38 - 41)