Quan tâm tới việc tự báo vệ thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN. (Trang 78 - 81)

Bảo vệ người tiêu dùng là một vấn đề lớn trong hoạt động thương mại truyền thống và càng trở nên lớn hơn trong các giao dịch mua bán trực tuyến. Ở tầm vĩ mô, các cơ quan nhà nước và các tổ chức bảo vệ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, tương tự như hoạt động mua bán trong môi trường truyền thống, người tiêu dùng phải tìm hiểu những những rủi ro khi tham gia thương mại điện tử và chủ động tự bảo vệ

mình tránh khỏi những rủi ro đó, đặc biệt là các rủi ro có thể xảy ra khi thông tin cá nhân liên quan tới mua bán trực tuyến bị lưu trữ và khai thác, sử dụng bất hợp pháp.

b.Tham gia phản biện xã hội, cung cấp thông tin về các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

Người tiêu dùng cũng cần tích cực tham gia góp ý cho các cơ quan hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về những quy định liên quan tới thương mại điện tử gây cản trở tới quyền lợi của mình. Th ực tiễn cho thấy những hành vi không lành mạnh diễn ra cực kỳ phức tạp nhưng lại rất khó xác định danh tính của những kẻ chủ mưu và tham gia trực tiếp trên môi trường mạng. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và các biện pháp chuyên môn, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và bảo vệ người tiêu dùng nói riêng rất cần sự giúp đỡ, phối hợp của người tiêu dùng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi không lành mạnh trên môi trường mạng, đặc biệt là việc cung cấp thông tin về các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại tới lợi ích về vật chất và tinh thần của người tiêu dùng.

Kết luận

Sự phát triển thương mại điện tử làm biến động nền kinh tế thế giới. Người Mỹ hiện đang đứng đầu về công nghệ và thông tin, người Nhật sẵn sàng chi hàng tỷ đô la cho vị trí đó. Hàn Quốc đặt mục tiêu là phải bắt kịp Nhật, Mỹ. Ấn độ từ lâu đã xác định công nghệ thông tin là trọng tâm trong chiến lược phát triển đất nước. Trung Quốc với thê mạnh tuyệt đối trên thế giới về xuất khẩu đồ

chơi trẻ em, hàng dệt may và đồ gia dụng nhưng họ cũng tuyên bố bỏ ba thế mạnh đó để đi vào công nghệ thông tin, và dường như chúng ta đã thấy được sự bứt phá ngoạn mục của Trung Quốc về thương mại điện tử.

Mạng, máy tính PC điều này đã làm nên một sa lộ thông tin với những thành tựu tuyệt vời mà chúng ta không thể ngờ đến được.Đây là những phát kiến vĩ đại nhất trong thế kỷ XX. Thương mại điện tủ ra đời nó đã làm thay đổi mạnh mẽ thương mại truyền thống, xóa mờ ranh giới địa lý trong giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nhờ đem lại khả năng giao dịch trực tuyến lien tục và không hạn chế.Việc ứng dụng thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giao dịch và bán hang cũng mở ra nhiều cơ hội xâm nhập thị trường và thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hội nhập và phát triển, Việt Nam đã hội nhập và chúng ta cần làm bây giờ là phải đẩy nhanh tốc độ phát triển. Chúng ta cần phải có trong tay một hệ thống sáng tạo ra của cải mới để có thế cạnh tranh, và theo kịp vòng quay của thế giới. Thương mại điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển. Kinh doanh thương mại điện tử chỉ dừng lại ở các hình thức đơn giản và chưa thu được nhiều lợi nhuận. Các doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng vào ứng dụng thương mại điện tử tuy nhiên các nhân tố cản trở còn nhiều cho nên hiệu quả thu được chưa cao.

Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư cho công nghệ thông tin, ứng dụng các thanh tựu khoa học kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao trong kinh tế. Bên cạnh đó phải có chính sách mới để xây dựng một hệ thống kinh tế xã hội hiện đại, năng động và linh hoạt, có tác dụng khuyến khích tư duy sáng tạo , đổi mới và tận dụng được các công nghệ thông tin mới nhất. ứng dụng thương mại điện tử là xu thế tất yếu của nhân loại đã đặt ra trước mắt. Cần xây dựng một hệ thống các điều kiện phát triển thương mại điện tử bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển TM Điện tử ở VN. (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w