Trong những năm gần đây, khái niệm stress đã được dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe của cá (Barreto et al., 2006 ). Selye (1950) cho rằng, stress là tổng hợp các phản ứng sinh lý của sinh vật để duy trì hay thiết lập sự trao đổi chất bình thường dưới ảnh hưởng của nhân tố vật lý hay hóa học.
Các yếu tố vật lý, hóa học gây sốc tạo ra những phản ứng không đặc hiệu trong cá cho phép cá đối phó với những thay đổi sinh lý và duy trì trạng thái cân bằng nội môi. Nếu mức độ stress quá nghiêm trọng hoặc kéo dài thì cá không có khả năng lấy lại cân bằng nội môi, có thể ảnh hưởng đến sự thích nghi và sức khỏe của cá.
Những thay đổi sinh lý xảy ra vì một ảnh hưởng gây sốc nào đó được gọi là phản ứng sinh lý thích nghi chung, hay còn gọi là đáp ứng stress. Phản ứng sinh lý căng thẳng
17
được mô tả gồm có: (1) phản ứng báo động, bao gồm sự thay đổi nội tiết catecholamines và corticosteroid; (2) Thời kỳ chống kháng suốt quá trình thích nghi bao gồm sự thay đổi liên quan đến quá trình trao đổi chất, chức năng tim mạch, hô hấp và miễn dịch; (3) Thời kỳ hồi phục hay kiệt quệ nếu không thể thích nghi được do sự căng thẳng quá nghiêm trọng hoặc kéo dài quá lâu (Barton, 2001; Lasee, 1995).
Khi mức độ stress cao sẽ dẫn đến sự thoái hóa mô, suy giảm hệ thống miễn dịch (Dickhoff, 1989; Steinbehren and Sapolsky, 1992). Hàm lượng glucose và cortisol trong huyết tương là hai chỉ số thường dùng để đánh giá mức độ stress của cá (Mazeaud et al.,1977; Roche và Bogé, 1996; Marcel et al., 2009).
Hàm lượng glucose trong máu có thể dễ dàng thay đổi bởi ảnh hưởng của một số yếu tố bên ngoài hay bên trong. Điều này giải thích tầm quan trọng của nó như chỉ số sinh hóa để tham khảo trong việc đánh giá mức độ bình thường của điều kiện sinh lý chung (Tanti Patriche, 2009). Khi cá bị stress, lượng glucose huyết thanh trong máu tăng lên (Bedii và Kenan 2005, Chowdhury et al., 2004, Almeida et al,.2001).
Trong điều kiện stress, cơ thể phát ra các thay đổi đến hệ thống thần kinh trung ương và giải phóng cortisol và hormone tuyến thượng thận (adrenaline và epinephrine) vào máu (Randall và Perry 1992), gây ra những thay đổi hóa học trong máu và mô như làm tăng glucose trong huyết tương (Barton, 1997; Begg và Pankhurst, 2004). Theo Wedemeyer et al.,(1990a), phản ứng stress ở cá được chia làm ba giai đoạn trong đó giai đoạn hai là sự thay đổi thành phần hóa học của máu xảy ra cùng với đó là sự gia tăng glucose trong huyết tương.
Hầu như tất cả các yếu tố môi trường đểu có thể ảnh hưởng đến mức độ phản ứng stress của cá. Các yếu tố bên ngoài bao gồm nhiệt độ (Strange, 1980, Davis et al, 1984.; Barton và Schreck, 1987; Davis và Parker, 1990). Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tình trạng stress của cá, điều đó được thể hiện rõ hơn khi cá tiếp xúc ở nhiệt độ thấp (Hodson và Hayes, 1989).
18
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM