So sánh ảnh hưởng của nhiệt độ đến stress trên 3 loài cá tra, cá trê và cá rô phi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng gây Stress của nhiệt độ trên một số loài cá (Trang 45)

4.4.1 Lượng glucose ban đầu (mg/dl) của cá tra, cá trê và cá rô phi tại nhiệt độ môi trường nước.

Trước khi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lên 3 đối tượng cá tra, cá trê và cá rô phi chúng tôi tiến hành đo chỉ tiêu đường huyết (glucose) trong máu cá trong điều kiện nhiệt độ môi trường nước. Kết quả được chúng tôi ghi nhận lại trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Lượng glucose ban đầu của cá tra, cá trê và cá rô phi

Cá tra (280C) Cá trê (270C) Cá rô phi (270C)

102,3 ± 3,0 46,8 ± 2,2 97,3 ± 3,4

Ghi chú: Số liệu trình bày Trung bình  SD.

Qua kết quả đo được chúng tôi nhận thấy rằng, nhiệt độ môi trường ban đầu chúng tôi thí nghiệm trên 3 loài cá không có sự chênh lệch nhau lớn (dao động trong 270C và 280C) và phù hợp với nhiệt độ phát triển của cá tra, cá trê và cá rô phi. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa lượng glucose trong máu của các loài cá. Lượng glucose trong máu cá tra là 102,3 mg/dl, trong khi cá rô phi là 97,3 mg/dl và cá trê có lượng glucose tương đối thấp là 46,8 mg/dl.

4.4.2 So sánh ảnh hưởng của nhiệt độ tại nghiệm thức 220C

Kết quả đo chỉ tiêu glucose trên cá tra, cá trê và cá rô phi tại nhiệt độ 220C được chúng tôi trình bày trong bảng 4.8 và biểu đồ 4.13.

37

Bảng 4.8: Lượng glucose ở nhiệt độ 220C của cá tra, cá trê và cá rô phi Thời gian

(phút) Cá tra Cá trê Cá rô phi

10 111 - 117 61- 69 99 - 106 30 116 - 121 51 - 59 123 - 131 60 121 - 129 46 - 51 134 - 140 120 115 - 121 41 - 47 140 - 145 240 102 - 111 41 - 44 95 - 102 480 80 - 83 31 - 37 85 - 89

Biểu đồ 4.13: Lượng glucose trung bình của cá tra, cá trê và cá rô phi ở 220C

Qua biểu đồ 4.13, chúng tôi nhận thấy rằng ở nhiệt độ 220C đã gây stress trên 3 loài cá tra, cá trê và cá rô phi thông qua sự tăng cao hàm lượng glucose trong máu cá sau 10, 30, 60, 120 phút thí nghiệm. Tuy nhiên, thông qua cơ chế đáp ứng hồi phục của cá thì có sự thích nghi dần sau 480 phút thí nghiệm thông qua dấu hiệu phục hồi trở về lượng glucose ban đầu.

Sự thay đổi hàm lượng glucose này cũng phù hợp với nghiên cứu nghiên cứu của. Davis, K.B., (2004), về ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng sinh lý cấp thời của cá

Morone chrysops x Morone saxatilis khi bị giam giữ trong không gian chật hẹp, cá

Morone chrysops x Morone saxatilis được gây stress bằng cách giam giữ trong bể có mực 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 10 30 60 120 240 480 G lu co se ( m g /d l) Thời gian (phút)

38

nước từ 60 lít xuống còn 5 lít khiến cá không thể hoạt động bình thường trong bể với các khoảng nhiệt độ từ 5 – 300C trong thời gian 5 phút. Phản ứng sinh lý được đánh giá bởi việc đo lường hematocrit, huyết tương chloride, glucose và cortisol trong các khoảng thời gian sau 15 phút gây stress và sau 1, 2, 6, 24, 48 giờ hồi phục. Trong đó tại các mức nhiệt độ 5, 10, 15, 20, 25 và 300C lượng đường huyết cao hơn đáng kể sau 15 phút gây stress giam giữ và vẫn giữ ở mức cao sau 2 giờ hồi phục so với giá trị glucose ban đầu khi chưa gây stress ở các nhiệt độ 5, 10, 15, 20, 25 và 300C. Tuy nhiên, sau đó sau đó lượng glucose quay trở lại mức ban đầu.

4.4.3 So sánh ảnh hưởng của nhiệt độ tại nghiệm thức 280C

Kết quả đo chỉ tiêu glucose trên cá tra, cá trê và cá rô phi tại nhiệt độ 280C được chúng tôi trình bày trong bảng 4.9 và biểu đồ 4.14.

Bảng 4.9: Lượng glucose ở nhiệt độ 280C của cá tra, cá trê và cá rô phi Thời gian

(phút) Cá tra Cá trê Cá rô phi

10 104 - 110 45 - 53 96 - 103 30 108 - 116 46 - 51 97 - 104 60 101 - 108 40 - 47 99 - 107 120 98 - 104 42 - 48 94 - 100 240 95 - 101 34 - 41 86 - 91 480 90 - 96 22 - 27 70 - 78

39

Biểu đồ 4.14: Lượng glucose trung bình của cá tra, cá trê và cá rô phi ở 280C

Qua biểu đồ 4.14, chúng tôi nhận thấy rằng ở nhiệt độ 280C lượng glucose của mỗi loài cá tra, cá trê và cá rô phi đều thay đổi không đáng kể trong thời gian thí nghiệm. Trong đó cả 3 loài cá tra, cá trê và cá rô phi đều tăng nhưng không chênh lệch nhiều so với lượng glucose ban đầu sau 10, 30, 60, 120 phút thí nghiệm và giảm thấp sau 480 phút thí nghiệm.

Như vậy, ở nhiệt độ 280C mà chúng tôi thí nghiệm, nhiệt độ này phù hợp với nhiệt độ thích hợp cho cá tra, cá trê và cá rô phi phát triển nên ảnh hưởng stress lên cá tra, cá trê và cá rô phi thông qua chỉ tiêu glucose trong máu cá là không đáng kể, tuy có sự tăng lên trong thời gian thí nghiệm ban đầu có thể là do việc nuôi nhốt cá thí nghiệm trong bể kính và việc bắt cá đo lường stress cũng đã gây stress cho cá. Đồng thời có sự thay đổi và thích nghi dần của cá sau 480 phút thí nghiệm thông qua sự phục hồi lượng glucose về ban đầu.

4.4.4 So sánh ảnh hưởng của nhiệt độ tại nghiệm thức 340C

Kết quả đo chỉ tiêu glucose trên cá tra, cá trê và cá rô phi tại nhiệt độ 340C được chúng tôi trình bày trong bảng 4.10 và biểu đồ 4.15.

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 10 30 60 120 240 480 G lu co se ( m g /d l) Thời gian (phút)

40

Bảng 4.10: Lượng glucose ở nhiệt độ 340C của cá tra, cá trê và cá rô phi Thời gian

(phút) Cá tra Cá trê Cá rô phi

10 107-114 52 - 60 126 - 132 30 119-125 55 - 61 127 - 134 60 114-121 61 - 68 121 - 129 120 108-114 68 - 74 110 - 118 240 100-107 51 - 57 95 - 103 480 86-92 42 - 50 78 - 84

Biểu đồ 4.15: Lượng glucose trung bình của cá tra, cá trê và cá rô phi ở 340C Qua biểu đồ 4.15, chúng tôi nhận thấy rằng ở nhiệt độ 340C lượng glucose của cá tra và cá rô phi đều tăng lên sau 10 và 30 phút thí nghiệm và giảm xuống sau 60, 120, 240 và 480 phút nhưng vẫn luôn ở mức cao sau 120 phút thí nghiệm. Đối với cá trê, lượng glucose tăng dần sau 10, 30, 60, 120 phút thí nghiệm so với lượng glucose ban đầu và giảm thấp sau 480 phút thí nghiệm.

Như vậy, ở nhiệt độ 340C đã có sự ảnh hưởng lên stress của cá tra, cá trê và cá rô phi thông qua sự tăng cao chỉ tiêu glucose trong máu cá ở thời gian đầu của thí nghiệm.

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 10 30 60 120 240 480 G lu c o se ( m g /d l) Thời gian (phút)

41

Tuy nhiên, sau đó cá có sự thay đổi và thích nghi dần sau 480 phút thí nghiệm thông qua sự phục hồi lượng glucose về ban đầu.

Rõ ràng, nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đến stress của cá thông qua hàm lượng glucose trong máu tăng cao khi nhiệt độ tăng cao hơn so với nhiệt độ mà cá thích nghi.

Sự thay đổi hàm lượng glucose theo nhiệt độ này cũng phù hợp với nghiên cứu thích nghi nhiệt độ trên cá hồi (Salmo gairdneri) ở nhiệt độ 8, 12 và 160C của Schneider và ctv (1981), cá hồi (Salmo gairdneri) thích nghi ở 80C có hàm lượng đường huyết cao nhất (75,7 mg/dl), lớn hơn đáng kể so với 160C (59,7 mg/dl) và 120C (66,7 mg/dl). Trong đó, hàm lượng glucose huyết tương của cá thích nghi ở 12 0C và 16 0C là sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.

42

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua các kết quả thu được chúng tôi rút ra kết luận như sau:

-Mức độ stress của các nghiệm thức nhiệt độ thông qua việc tăng hàm lượng glucose trong máu của cá tra, cá trê lai và cá rô phi có sự khác biệt nhau.

-Nhiệt độ 280C là phù hợp cho sự phát triển của cá tra, cá trê và cá rô phi.

-Nhiệt độ thấp 220C hay cao 340C đều ảnh hưởng đến mức độ stress của cá tra, cá trê và cá rô phi cao hơn so với nhiệt độ 280C.

-Thời gian thích nghi nhiệt độ của cá tra, cá trê lai, cá rô phi là khác nhau.

-Các loài cá tra, cá trê, cá rô phi có sự phục hồi sau lượng glucose về ban đầu sau 480 phút thí nghiệm.

5.2 Đề nghị

- Nghiên cứu chỉ tiêu huyết học trong đó có chỉ tiêu glucose của nhiều loài cá khác nhau để có sự so sánh giữa các loài cá.

- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đến stress ở các giai đoạn khác nhau của cá.

- Nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường khác như DO, độ mặn, pH… ảnh hưởng đến stress của cá để cá phát triển tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Dương Nguyễn Thùy An, 2010. Xác định số lần cho ăn thích hợp với lượng cho ăn tối đa trên cá rô phi dòng Gift (O. niloticus) và cá rô phi đỏ (Oreochromis sp). Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Tường Anh, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 103 trang.

3. Trần Thị Bé, 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Phạm Văn Khánh, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 67 trang.

5. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. 200 trang.

6. Dương Tấn Lộc, 2004. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt và phòng trị bệnh. Nhà xuất bản Thanh Niên, 83 trang.

7. Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ, 2003. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọttập II. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 148 trang.

8. Bạch Thị Quỳnh Mai,1996. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 42 trang.

9. Đinh Thị Thu Nguyệt, 2005. Khảo sát ảnh hưởng của astaxanthin và canthaxathin đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, màu sắc da và cơ thịt cá trê lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus). Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

10. Ngô Văn Ngọc, 2009. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

11. Trương Thị Thu Thủy, 1995. Nuôi cá trê lai (C.gariepinus x C.macrocephalus). Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Võ Thị Thùy Trang, 2009. Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH lên cá thát lát còm và cá trê vàng giai đoạn phôi và cá bột. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ. 13. Phạm Văn Trang, Nguyễn Trung Thành, 2004. Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn O.

Niloticus. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 60 trang

14. Trần Thị Vui, 2011. Phân lập và thử nghiệm kháng sinh đồ của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra nuôi ở cồn kiếng tỉnh bến tre tháng 3 năm 2011. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

15. Trần Văn Vỹ, 2000. 35 câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp. 87 trang.

16. Trần Thị Mỹ Xuyên, 2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của sản phẩm activemos lên tăng trưởng và sức khỏe cá tra (P. hypophthalmus (Sauvage, 1878). Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

17. Davis, K.B, 2004. Temperature affects physiological stress responses to acute confinement in sunshine bass (Morone chrysops x Morone saxatilis). Page 433 - 440.

18. Iwama, G.K.; Pickkering, A.D.; Sumpter, J.P.; Schreck, C.B., 1997. Fish stress and health in aquaculture. Published by The Press Syndicate of The University of Cambridge, 278 page

19. Lim, C. and Webter, C.D., 2006. Tilapia Biology, Culture and Nutrition. The Haworth Press, Ine, Mew Youk, 644 page..

Tài liệu từ Internet

20. Barton, B.A. . “Stress in Fishes: A Diversity of Responses with Particular Reference to Changes in Circulating Corticosteroids”. The Annual Meeting of the Society for Integrative and Comparative Biology, 3–7 January 2001, at Chicago, Illinois. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.

<http://icb.oxfordjournals.org/content/42/3/517.full>.

21. Foster & Smith.“Stress and Fish Health”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012. <http://www.liveaquaria.com/general/general.cfm?general_pagesid=79> .

22. Harper, C. and Wolf, J. C. “Morphologic Effects of the Stress Response in Fish”. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2012.

< http://dels-old.nas.edu/ilar_n/ilarjournal/50_4/pdfs/v5004Harper.pdf>

23. Kausar R. and Salim M., 2006. “Effect of water temperature on the growth performance and feed conversion ratio of Labeo rohita” Department of Zoology and Fisheries, University of Agriculture, Faisalabad, Pakistan. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.<http://www.pvj.com.pk/pdf-files/26_3/page%20105-108.pdf>

24. Martínez-Porchas, M., Martínez-Córdova, L.R., Ramos-Enriquez, R.,. “Cortisol and Glucose: Reliable indicators of fish stress?”. Pan-American Journal of Aquatic Sciences (2009), 4(2): 158-178. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2012. <http://www.panamjas.org/pdf_artigos/PANAMJAS_4(2)_158-178.pdf>.

25. Moon T.W., 2000. “Glucose intolerance in teleost fish: fact or fiction?” Department of Biology, University of Ottawa, P.O. Box 450, Stn A, Ottawa, ON, Canada K1N

6N5. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2012.

<http://chopin.cc.uottawa.ca/kgilmour/PICTURES/moon/Moon%2001/Moon_Glu Tol.pdf>.

26. Popma, T. and Masser M., 1999. “Tilapia: Life History and Biology”. Southern Regional Aquaculture Center Publication No, 283. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2012.

<https://srac.tamu.edu/index.cfm/event/getFactSheet/whichfactsheet/53/>

27. Schneider, M.J., Connors, T.J., Genoway, R.G. and Barraclough, S.A. . “Effect of acclimation temperature on plasma levels of glucose and lactate in rainbow trout,

Salmo gairdneri. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.

<http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/jez.1402060313/abstract;jsessionid=1 9EA030A8337FBAA19A34677EB0307C5.d02t04>.

28. Nguyễn Văn Tư, Phạm Phong Tam Giang, Trần Lệ Thủy và Nguyễn Hoàng Lâm. Thử nghiệm sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp xử lý nhiệt. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.

<http://fof.hcmuaf.edu.vn/data/5_%20NV%20Tu%20et%20al-DHNL- San%20xuat%20giong%20ro%20phi%20don%20tinh%20duc___.pdf>

29. <http://www.vietlinh.com.vn/kithuat/ca/carophi/carophi.htm>. Truy cập ngày 12 ngày 06 năm 2012).

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giới thiệu sơ lược về máy đo đường huyết Optium Xceed

Với một màn hình hiển thị lớn và bộ nhớ mở rộng có thể trở lại mức trung bình, Optium Xceed chỉ cần lượng mẫu máu nhỏ 0,3 ml.

Máy đo đường huyết Optium Xceed có độ chính xác cao với hệ thống tự động hoá hoàn toàn rất dễ sử dụng. Lưu được 450 kết quả đo (giờ đo, ngày, tháng, năm). Optium Xceed có thể cho kết quả trong 5 giây.

Hướng dẫn sử dụng: Gắn que định dạng SLOT trong mỗi hộp que thử vào máy để máy định dạng số lot. Sau khi chờ máy định dạng xong tiến hành gắn que thử vào máy. Trên màn hình xuất hiện biểu tượng que thử thì nhỏ máu vào vùng màu trắng ở cuối que, đồng hồ máy sẽ kêu tiếng bíp một lần khi đủ máu để kiểm tra và sẽ bắt đầu đếm ngược. Đợi sau 5s kết quả sẽ xuất hiện trên màn hình với lượng glucose (mg/dl) đo được và thời gian ngày tháng trên màn hình.

Phụ lục 2: Bảng số liệu đo trọng lượng và chiều dài cá thí nghiệm

STT

CÁ TRA CÁ TRÊ CÁ RÔ PHI

Trọng lượng (g) Chiều dài (cm) Trọng lượng (g) Chiều dài (cm) Trọng lượng (g) Chiều dài (cm) 1 16,3 13 22,5 14,7 10,3 8,1 2 17,2 13,5 16,9 13,2 9,9 8,5 3 16,8 13,3 16,7 12,9 7,7 7,4 4 20,8 14,2 19,1 13,2 9,4 8,1 5 15,9 12,4 20,8 13,8 10,8 8,3 6 16,4 13,3 18,6 13,7 11,5 8,9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng gây Stress của nhiệt độ trên một số loài cá (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)