Căn cứ vào môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hợp đồng và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty CPC.1” (Trang 60 - 61)

I. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG NỘI DUNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

g) Căn cứ vào môi trường vĩ mô.

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố khách quan mà công ty không thể

kiểm soát được nhưng lại có tác động trực tiếp và lớn tới kết quả kí kết và thực hiện hợp đồng của công ty. Để đảm bảo đạt được hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu, bộ phận làm công tác nhập khẩu phải nắm rõ các nội dung sau:

- Các yếu tố chính trị -luật pháp: cần phải nắm vững môi trường chính trị, pháp luật ở cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Quan hệ chính trị giữa nước ta và nước xuất khẩu sẽ có ảnh hưởnh rất lớn đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Sự khác biệt về luật pháp của Việt Nam với các nước xuất khẩu cũng sẽ gây trở ngại cho quá trình thực hiện hợp đồng, bởi vì hợp

đồng mua bán ngoại thương chịu ảnh hưởng rất lớn của các luật quốc gia. - Các yếu tố về môi trường kinh tế: công ty cần dặc biệtchu ý đến vấn đề tỷ

giá và lãi suất. Sự biến động của tỉ giá và lãi suất ngân hànglàm thay đổi tỉ

suất lợi nhận nhập khẩu của công ty. Chúng có thể dẫn tới sự thua lỗ. Và đây cũng là nhân tố thường dẫn tới việc phá vỡ hợp đồng. để giảm được những rủi ro từ những yếu tố trên công ty cần có sự theo dõi sát tình hình biến động của tỉ gía và lãi suất ngân hàng, xác định xu hướng biến động của chúng, từ đó có các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thích hợp.

- Tốc độ phát triển kinh tế và công nghệ: nó ảnh hưởng đến thị hiếu và tiêu dùng của dân cư cũng như đến chất lượng và giá cả sản phẩm. Người làm công tác nhập khẩu phải nắm được mức thu nhập của người dân, chi tiêu cho dịch vụ y tế hàng năm của một người dân, mức đầu tư ngân sách chính phủ

hàng năm cho dịch vụ y tế, các chính sách xuất nhập khẩu dược phẩm của Nhà nước và sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ

sinh học.

- Các tập quán, văn hoá trong buôn bán: các bạn hàng ở các nước trong khu vưc khác nhau sẽ có thói quen buôn bán khác nhau, thái độ trong quan hệ làm ăn cũng khác nhau. Do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng.

VD: trong hợp đồng nhập khẩu dược phẩm của công ty với các nhà cung cấp Phương Tây, các điều khoản trong hợp đồng thường rất rõ ràng, cụ thể, luôn luôn yêu cầu phải chuẩn xác về thời gian và tiến độ, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Nhưng đối với những hợp đồng nhập khẩu có quan hệ làm ăn với các hãng Đông á, thì họ thường đặt lòng tin và chữ tín lên hàng đầu, ít khi đưa ra những điều khoản, những từ ngữ mà khi nói đến có vẻ như không tôn trọng đối tác như: phạt vị phạm, buộc phải thực hiện...

Các căn cứ trên đây sẽ là cơ sở quan trọng để công ty lựa chọn được thị

trường nhập khẩu, nhà cung cấp, chủng loại, số lượng, chất lượng và giá cả

cần nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hợp đồng và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty CPC.1” (Trang 60 - 61)