IV. VẤN ĐỀ GIÁM SÁT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNGNHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CPCI.
1 TỔNG KẾT TÌNH HÌNH KINH DOANH CÁC NĂM
Do có kinh nghiệm tích luỹ được từ nhiều năm, rất nhiều cán bộ chuyên môn và quản lý làn công tác nhập khẩu hiện nay đã trên 20 năm kinh nghiệm. Do vậy việc nghiên cứu thị trường để xác minh những mặt hàng nhập khẩu rất thuận lợi, chỉ cần thống kê số liệu lịch sử 5 năm gần đây là thấy ngay
được những mặt hàng cần nhập và thị trường nào cần. Công ty đã kiên trì bám sát thị trường truyền thống là các công ty cấp II tuyến tỉnh, các xí nghiệp sản xuất thuốc trong nước, các bệnh viện lớn ở Trung ương và Hà Nội. Do vậy khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã không bị hụt hẫng thị trường. Do có kinh nghiệm nên khi được nhà nước cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp là công ty phát huy tác dụng ngay. So sánh với các doanh nghiệp ở phía Bắc, công ty luôn là đơn vị có uy tín, có doanh số kinh doanh cao nhất, thị trường rộng khắp các tỉnh từ Huế trở ra, bắt đầu xâm nhập thị
trường phía Nam, tăng lên 10% doanh số những năm gần đây. Phương án kinh doanh của công ty có tính khả thi cao và đạt được hiệu quả kinh tế, do vậy hàng năm đều có tăng trưởng toàn diện vững chắc. việc lựa chọn khách hàng của công ty cũng đạt kết quả tốt, khách hàng của công ty là những khách hàng có uy tín lớn, có tiềm năng thực sự, có kinh nghiệm giao dịch,
đàm phán, ký kết hợp đồng. Do vậy công ty đã học tập được kinh nghiệm của họ. Về phần mình, công ty đã chý ý và quan tâm đúng mức đến trình độ
cán bộ trực tiếp làm công tác giám sát hợp đồng và điều hành hợp đồng, thành thạo ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, nhanh nhạy, nắm bắt thị
trường, do vậy đã tổ chức thực hiện tốt tất cả các hợp đồng đã ký kết.
Những nhược điểm còn tồn tại: công ty còn chậm phát triển thị trường mới, trong cạnh tranh gay gắt công ty chưa xây dựng được chiến lược mặt hành truyền thống. Do vậy công ty mới chỉ bán được hàng cho miền núi, vùng sâu, vùng xa là chủ yếu, còn vùng cạnh tranh bán được ít hơn, hệ
thống tiếp thị còn yếu, chưa có cán bộ tiếp thị chuyên môn ngành y. Do vậy chưa đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng.
Chưa tích cực chủ động tìm kiếm bạn hàng, thể hiện ở chỗ số lượng hợp
đồng được ký kết theo hướng thụ động như đã nêu ở phần trên còn chiếm tỉ lệ
lớn. Tuy lựa chọn được khách hàng, nhưng tiến hành đàm phán, ký kết còn chậm, mất thời gian, do vậy có lúc hàng về, thị trường đã bão hoà, do vậy còn tồn kho lâu, không hiệu quả như mong muốn. Công ty còn nhập phân tán qua nhiều mặt hàng (hơn 4000), do vậy phải dàn trải về số lượng. Tiền vốn còn hạn chế nên dẫn đến chi phí lưu thông cao, giá mua không được ưu
đãi, còn bị động chưa biết đi trước đón đầu, bịđộng trong kinh doanh.
Chưa xây dựng được mối quan hệ làm ăn bền vững lâu dài với các bạn hàng cũng như chưa có được mặt hàng kinh doanh chủ lực để tạo ra thế mạnh trong kinh doanh của công ty trên thị trường.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty chưa chú ý đúng mức đến công tác giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiên hợp đồng. Cách làm như hiện nay chỉ phù hợp nhất thời khi mà các hợp
đồng có giá trị khá nhỏ, quan hệ với các nhà cung cấp có độ tin cậy và được nhà nước giám sát, nghiên cứu, quản lý chặt chẽ thông qua việc cấp giấy phép cho các nhà cung cấp thuốc nước ngoài. Nhưng không bao xa nữa, khi mà các biện pháp quản lý hành chính đối với việc kinh doanh xuất nhập khẩu bị huỷ bỏ do yêu cầu của việc hội nhập hoá và toàn cầu hoá. Khi đó sẽ có rất nhiều các nhà kinh doanh dược phẩm nước ngoài vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong số những nhà kinh doanh tốt thì không thể không tránh khỏi có những công ty “ma”, kinh doanh bằng lừa đảo. Khi đó vấn đề sẽ đặt
nặng lên đôi vai của những người tham gia ký kết và điều hành hợp đồng nhập khẩu, thì với một đội ngũ cán bộ và cung cách làm việc như hiện nay sẽ
rất có thể gây ra những rủi ro không thể lường trước được cho công ty.
Nguyên nhân: Về mặt khách quan, thủ tục hành chính để tiến hành nhập khẩu của nghành y tế hiện nay còn rất phiền hà qua nhiều tầng, nấc trung gian, chậm cải tiến, có những qui định rất ngặt nghèo khi áp dụng trong điều kiện hiện nay. Về cấp số cho hàng hóa nhập vào còn phức tạp, thường từ 3
đến 6 tháng mới xong, do vậy gây chở ngại rất lớn cho việc thực hiện hợp
đồng nhập khẩu. Thông qua việc cấp VISA cho các nhà cung cấp nước ngoài của Bộ y tế, đương nhiên đã tạo cho các nhà cung cấp này một thế độc quyền, gây áp lực cho phía các công ty nhập khẩu dược phẩm trong nước, làm cho các công ty này khó khăn trong việc lựa chọn khách hàng tốt nhất. Cơ quan quản lý về dược hiện nay là Bộ y tế mà trực tiếp là Cục quản lý dược, ở đây cán bộ chuyên quản đa số là chưa có kinh nghiệm qua môi trường kinh doanh cụ thể. Do vậy việc xác minh, xét duyệt đơn hàng rất máy móc, chậm thiếu hiểu biết về chuyên môn, gây chậm thời gian. Cơ quan hải quan các cấp lại căn cứ máy móc vào thủ tục của nghành chủ quản, nên hàng về tuy cùng nội dung nhưng mối nước có qui chế riêng lại phải chờ xác minh mới tiến hành kiểm hoá, cho nên tiếp tục lại gây chậm chễ làm phiền lòng cả
khách hàng và bạn hàng.
Về mặt chủ quan, trình độ năng lực cán bộ của công ty chuyên làm xuất nhập khẩu cũng là mới, một số học thêm về ngoại thương nhưng không cơ
bản. Công ty rất chậm đầu tư phát triển thị trường, đội ngũ trình dược viên mới được hình thành, ít kinh nghiệm, ít về số lượng, cơ chế tiền lương chưa khuyến khích anh em phát huy hết năng lực. Công ty chưa thực sự năng
động, chưa có người chuyên nghiên cứu thị trường tưng khu vực cụ thể, thường làm kiêm nghiệm, thiếu kế hoạch, do vậy chưa xây dựng được phương án kinh doanh nhập khẩu hợp lý, còn làm theo kinh nghiệm, chủ
nghĩa nhiều hơn. Việc chọn khách hàng còn hạn hẹp, chưa xây dựng được khách hàng truyền thống, thật chí cốt với công ty, đồng thời chậm phát triển khách hàng mới, do vậy mặt hàng của công ty phong phú và đa dạng, đặc biệt là chưa xây dựng được những mặt hàng độc quyền, chiến lược tạo lợi thế trong kinh doanh, nói chung việc nắm bắt thông tin thị trường Quốc tế và quốc nội còn yếu so với qui mô kinh doanh của công ty.