Kết luận: Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi ngoại trừ các vấn đề trên. Cơ sở dẫn liệu hàng tồn kho
là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu, tổng số dư là trung thực theo đúng nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung.
Trên đây là toàn bộ giấy tờ làm việc của KTV, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét lại toàn bộ quá trình làm việc của kiểm toán viên và toàn bộ công việc kiểm toán. Sau đó KTV hoàn thiện và phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.
2.4. Tổng kết quy trình kiểm toán hàng tồn kho do Công ty TNHH Kiểm toán CPA Hà Nội thực hiện tại khách hàng X và Y toán CPA Hà Nội thực hiện tại khách hàng X và Y
2.4.1.Đánh giá chung về việc thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho đối với khách hàng.
2.4.1.1. Những điểm giống nhau:
Qua quá trình nghiên cứu quy trình kiểm toán hàng tồn kho đối với hai khách hàng X và Y, có thể nhận thấy rằng phương pháp kiểm toán của CPA Hà Nội đối với mỗi khách hàng là tương đối giồng nhau. Giống nhau trong việc tiến hành các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết luôn tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam cũng như các Quyết định, Thông tư và những văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính .. khi tiến hành kiểm toán. Chương trình kiểm toán của Công ty được xây dựng dựa trên quy trình kiểm toán chung của quốc tế và dựa trên đặc trưng riêng có của CPA Hà Nội :
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán nên trước khi thực hiện kiểm toán bất kỳ nào, CPA HN đều phải thiết lập một kế hoạch kiểm toán chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán cũng như từng phần hành cụ thể, việc lâp kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại CPA HN gồm các bước sau:
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và kiểm tra tính hoạt động liên tục của khách hàng:
KTV cần đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp; việc đánh giá này có thể là cơ sở để thiết lập kế hoạch kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp hoặc phân tích, đánh giá tính liên tục của doanh nghiệp khi phát hành báo cáo kiểm toán lại.
Đánh giá rủi ro Kiểm toán và môi trường kiểm soát
Sau khi thu thập những thông tin chung về Công ty và phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu đối với BCTC của đơn vị đã lập.
Để có được nhận định đúng đắn về khách hàng, KTV chính sẽ dựa vào kinh nghiệm để lập Bảng xác định tính nhạy cảm áp dụng cho từng đối tượng.
Sau khi đã có các ước lượng về mức trọng yếu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ phân bố ước lượng ban đầu này cho các bộ phận và khoản mục theo tỷ lệ sau: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ bên ngoài và các khoản thuế hệ số 2, các khoản khác hệ số 1. Việc phân bổ mức trọng yếu dựa trên bản chất của các khoản mục, kinh nghiệm của KTV, chi phí kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục.
Phân tích sơ bộ BCTC và lập kế hoạch Kiểm toán tổng hợp:
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC của khách hàng trong đó chủ yếu trên Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng Cân đối kế toán nhằm phát hiện những biến động của năm nay so với các năm trước. Thông qua các thủ tục phân tích, KTV có thể xây dựng những thủ tục cần thiết để tìm ra những sai sót, gian lận có thể xảy ra. Các thủ tục phân tích sơ bộ về hàng tồn kho thường được sử dụng là: so sánh số dư hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán năm nay so với năm trước (chi tiết cho từng loại hàng tồn kho), so sánh tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng Tài sản lưu động năm nay so với năm trước, so sánh giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả kinh doanh gắn với so sánh doanh thu thuần năm nay với năm trước.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán:Giai đoạn này, KTV tiến hành cuộc kiểm toán theo kế hoạch đã lập và chương trình kiểm toán mẫu của Công ty. Khoản mục hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu trên BCTC nên việc kiểm toán hàng tồn kho luôn được thực hiện bởi những KTV giàu kinh nghiệm với thái độ thận trọng thích đáng. Đối với mỗi khách hàng khác nhau thì KTV lại có sự vận dụng sáng tạo và linh hoạt các thủ tục kiểm toán khác nhau nhằm đưa ra kết luận kiểm toán chính xác nhất về HTK với CP kiểm toán thấp nhất.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán tiến hành rà soát lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập cũng như xem xét lại ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC… Nếu thấy cần thiết KTV sẽ thực hiện một số các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm khẳng định tính chính xác và mức độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.Tiếp đó, KTV đưa ra kết luận kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ trao đổi với khách hàng một số vấn đề để đi đến thống nhất các bút toán điêu chỉnh và các vấn đề trong thư quản lý, cuối cùng là lập và phát hành BCKT và Thư quản lý.
2.4.1.2. Những điểm khác nhau:
Mỗi chương trình kiểm toán của từng phần hành đã được CPA Hà Nội xây dựng lên một cách chi tiết và khoa học phục vụ cho kiểm toán. Tất cả các cuộc kiểm toán được thực hiện thì KTV đều phải dựa trên chương trình kiểm toán chung của Công ty. Tuy nhiên, do mỗi khách hàng lại có những đặc trưng riêng có, nên KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán phải có sự đánh giá linh hoạt và vận dụng sáng tạo chương trình kiểm toán, từ đó tiến hành cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả nhất, vừa đảm bảo chất lượng kiểm toán,vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí kiểm toán…
X là khách hàng truyền thống do đó KTV có thể giảm bớt không lượng công việc và thời gian trong giai đoạn khảo sát đánh giá khách hàng. Hơn nữa, phần hành chu trình kiểm toán hàng tồn kho thường được kiểm toán hàng năm bởi một kiểm toán viên, bởi vậy KTV đó nắm bắt rất rõ thông tin về khách hàng cũng như các thông tin liên quan đến hàng tồn kho.
Đối với Y là khách hàng mới được kiểm toán năm đầu tiên, do đó KTV phải thu thập đầy đủ và chính xác các thông tin về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị khách hàng. Do vậy, KTV phải thu thập đầy đủ các thông tin về quy trình sản xuất, nhập xuất vật tư …cũng như quy trình hạch toán của Y.
• Bảng 2.4.1.2: So sánh các bước công việc
Bước công việc Công ty X Công ty Y
Tìm hiểu thông tim về khách hàng
Dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi từ khách hàng.
KTV phải thu thập cácc thông tin về khách hàng dựa vào những tài liệu khách hàng cung cấp
soát. hệ thồng KSNB thì rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ trung bình, vì vậy KTV tập trung vào thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết mà it dùng các thủ tục kiểm soát.
giá ở mức độ thấp , hệ thồng KSNB của công ty hoạt động không có hiệu quả nên KTV sẽ thực hiện ít các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.
Thực hiện kiểm kê hàng tồn kho.
KTV không tham gia kiểm kê mà chỉ thu thập các biên bản kiểm kê và đánh giá xem mức độ tin cậy của các tài liệu kiểm kê cũng như đội ngũ tham gia kiểm kê.
Tương tự như đối với công ty X, KTV không tham gia kiểm kê
Trên đây là những điểm khác biệt khi tiến hành kiểm toán chu trình hàng tồn kho của hai khách hàng X và Y. Tuy có những điểm khác nhau nhưng khi thực hiện kiểm toán vẫn phải tiến hành theo chu trình chung tại Công ty. Khái quát quy trình kiểm toán Hàng tồn kho tại các khách hàng do CPA Hà Nội thực hiện như sau: