GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 54 - 56)

1. Giải pháp từ phía nhà nước

Điều 41 theo luật tổ chức tín dụng qui định: ''tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng Giám đốc

( Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng...''

Điều 42 luật tổ chức tín dụng qui định về kiểm tra nội bộ:''Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm tra về chấp hành pháp luật và các qui định nội bộ, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực...''

Điều 43 luật tổ chức tín dụng qui định về kiểm toán nội bộ:'' Các tổ chức tín dụng phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình...''

Nghị định số 49/2000/NĐCP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của ngân hàng thương mại, Quyết định số 12/2001/QĐNHNN ngày 20/02/2001 quy định '' Ngân hàng thương mại, phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chuyên trách...''

Qua một số điều của luật tổ chức tín dụng và văn bản dưới luật ta thấy đều quan tâm tới kiểm toán nội bộ nhưng còn một số bất cập :

- Theo qui định của luật các tổ chức tín dụng thì hoạt động của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động nghiệp vụ nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính. Như vậy theo qui định thì kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ mà chưa nhắc tới kiểm toán hoạt động.

Điều này chưa đủ về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn vì theo viện nghiên cứu kiểm toán nội bộ quốc tế thì kiểm toán nội bộ nói riêng và kiểm toán nói chung không chỉ thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính mà còn thực hiện kiểm toán hoạt động tức là kiểm toán đánh giá tính hiệu quả, tác dụng của một phương án sản xuất kinh doanh.

Chính sự qui định chưa đủ trong luật như vậy sẽ làm cho kiểm toán nội bộ chưa có đủ cỏ sở pháp lý để thực hiện mặc dù có thể cán bộ kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại đã nhận thức được vấn đề này .

Cũng theo qui định của luật và các văn bản dưới luật đã ảnh hưởng tới mô hình tổ chức của các Ngân hàng thương mại . Như việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các Ngân hàng thương mại có xu hướng chia làm hai bộ phận nhỏ : Bộ phận kiểm tra và bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ phận kiểm tra thông thường kiểm tra về các hoạt động liên quan đến tài sản có như nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, cho vay... Bộ phận kiểm toán thông thường kiểm tra hoạt động tài chính. Nhìn chung việc phân chia chức năng nhiệm vụ của hai bộ phận thường không phân định rõ ràng gây nên chồng chéo, trong khi đó một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị bỏ trống không được kiểm tra đánh gía, điều này đã được những người nghiên cứu quan tâm và tâm huyết đối với hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng kiến nghị bằng một số bài viết của mình trên các tạp chí chuyên ngành và những nhà nghiên cứu đã đề xuất ý kiến không nên có sự phân chia như vậy mà nên thống nhất cách gọi bộ phận kiểm tra- kiểm toán nội bộ là kiểm toán nội bộ.

- Việc qui định các ngân hàng thương mại phải xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ tuy nhiên lại chưa có các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ ,điều này cũng làm cho kiểm toán nội bộ nói chung và kiểm toán nội bộ Ngân hàng nói riêng chưa có được cơ sở chuẩn mực cần thiết để có thể áp dụng.

- Cũng theo các văn bản pháp luật điều chỉnh về tiêu chuẩn của Kiểm toán viên nội bộ qui định: Kiểm toán viên nội bộ phải là người tốt nghiệp các trường

chuyên ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh và một số chuẩn mực khác. theo em việc việc qui định kiểm toán viên nội bộ phải là người tốt nghiệp các trường kinh tế tài chính, quản trị kinh doanh chưa thực sự hợp lý mà nên qui định chuẩn mực trên cho từng chuyên ngành, công tác kiểm toán nào cần đến chuyên ngành nào thì sẽ chọn Kiểm toán viên ở chuyên ngành đó có như vậy công việc kiểm toán mới bảo đảm được chất lượng và hiệu quả.

2. Đối với Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kiểm toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội (Trang 54 - 56)