I. Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ 1 Giai đoạn trước khi ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
3. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2004 2010 1 Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2003
3.1 Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2003 - 2010
Ngày 27 /10/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 22/2000/CT-TTG về chiến lược phát triển xuất nhập hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010. Chỉ thị nêu rõ: "Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc, tiếp tục chủ chương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu". Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 xét trên tổng thể, so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu những năm trước phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 15% trở lên.
40
3.2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ
Căn cứ vào định hưóng chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Căn cứ vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ thời gian qua, và căn cứ vào qui chế, chính sách đã thoả thuận trong Hiệp định song phương Việt - Mỹ, có thể dự đoán rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ sẽ tăng khoảng 15% trong giai đoạn 2003-2004; 18% giai đoạn 2005 - 2007; trên mức 15% giai đoạn 2008 – 2010.
3.3. Dự báo tiềm năng xuất khẩu theo nhóm mặt hàng.
Bảng 7: Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ (lấy 1998 làm mốc)
Xuất khẩu VN vào Mỹ
Triệu USD Tỷ lệ tăng XK VN vào Mỹ Tỷ lVN tệ tăng thại Mị phỹ ần TT Mặt hàng 1998 2000 2005 2010 2005-2000 2010-2005 2010-1998 1 Giày dép 115 230 1000 1500 453 150 8,33 2 Hàng may mặc 35 84 1000 1500 1190 150 2,5 3 Máy móc 1 30 1000 1500 3333 150 0,38 4 Hàng điện tử 1 1 500 1500 50000 300 2,5 5 Hàng khác 20 50 500 1000 1000 200 0,2 6 Đồ chơi 1 1 500 1000 50000 200 5 7 Thuỷ sản 100 200 200 600 100 300 7,5 8 Nông sản chế biến 10 62 100 500 161 500 4,17 9 Đồ gỗ 1 10 300 500 3000 167 2,5 10 Cà phê hạt 150 162 200 350 423 175 11,67 11 sành sứ 2 10 100 300 1000 300 7,5 12 Hàng thủcông 1 10 200 300 2000 150 6 13 Dầu thô, khí tựnhiên 70 73 100 200 137 200 0,50 14 Văn hoá phẩm 1 1 100 200 10000 200 5 15 Hạt có dầu 15 15 50 100 333 200 3,33 16 Tổng XK hàng sang Mỹ 523 939 5850 11050 623 189 0,96 Tổng XK hàng hoá VN 9300 12000 28000 50000 301 179 Tỷ trọng XK sang Mỹ 7 7 21 22
41
Nhóm hàng hải sản
Thị trường Mỹ tiêu thụ hải sản rất mạnh, trung bình hàng năm Mỹ nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD mặt hàng này. Vì thế đây là cơ hội lớn đầy triển vọng cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Việt Nam. Mặt hàng nhập khẩu chính của Mỹ là tôm các loại, điều này rất phù hợp với thế mạnh xuất khẩu tôm của Việt Nam. Dự báo đến năm 2010, Việt Nam có thể xuất khẩu 600 triệu USD hải sản vào thị trường này, tăng khoảng 6 lần so với năm 2000 gần bằng mức xuất khẩu mặt hàng này của Thái lan hiện nay.
Nhóm mặt hàng nông sản
Cà phê, chè, hạt điều, gia vị: Đây là nhóm hàng do thị trường Hoa kỳ có nhu cầu cao, nhưng gặp thuận lợi là mức thuế nhập khẩu bằng 0 nên lượng xuất khẩu đã gần như phản ánh được khả năng của Việt Nam. Trong giai đoạn đến 2010 sẽ tiếp tục tăng mạnh như mấy năm vừa qua. Mặc dù nhóm hàng này còn chịu nhiều ảnh hưởng của sản lượng, thời tiết, và giá thế giới. Nhưng dự đoán xuất khẩu bình quân nhóm hàng này có thể tăng 15% năm, tới năm 2010 sẽ tăng 100% so với năm 2000, với kim ngạch khoảng 500 triệu USD.
Về cà phê, theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, dự kiến 10 năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Mỹ sẽ tăng khoảng 10% năm. Do thị trường cà phê ảnh hưởng nhiều của thị trường thế giới, giá cả thất thường, nhưng dự đoán ít nhất mức tăng xuất khẩu bình quân cũng từ 10-15% năm, tương ứng với mức 350 triệu USD vào năm 2010.
Hạt tiêu hàng năm Mỹ cũng nhập khẩu nhiều loại chưa xay và đã xay. Dự đoán mặt hàng này cũng tăng xuất khẩu. Mức độ tăng còn bị ảnh hưởng của hạt tiêu Trung Quốc, Tây Ban Nha là những nước xuất khẩu đang giữ thế mạnh cạnh tranh với Việt Nam.
Chè các loại: Trong những năm tới Việt Nam có thể tăng đều đặn 20% năm, và có thể đạt 3 triệu USD và năm 2010. Mức xuất khẩu mặt hàng này của Anh và Mỹ hiện nay khoảng 6 triệu USD.
42
Các mặt hàng gia vị khác: dự đoán tới năm 2010 lượng xuất khẩu có thểđạt 1 triệu USD, Vì thị trường Mỹ có rất nhiều người gốc Châu á nhu cầu về gia vị tương đối cao.
Gạo là một mặt hàng được nhiều khách hàng Hoa Kỳ mua để xuất khẩu sang châu Phi theo các chương trình Viện trợ của chính phủ Mỹ. Dự đoán thị trường này cũng sẽ rất khả quan đối với Việt Nam vì mức thuế NTR là 0,021USD/kg là tương đối thấp.
Nhóm hàng khoáng sản
Dầu mỏ: Hiện nay tại Việt Nam đã có mặt hai tập đoàn của Mỹ là ESSON và MOBIL đều làm ăn rất tốt chứng tỏ sức mạnh về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn. Dự báo đến năm 2010, xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt 200 triệu USD
Khí đốt xuất khẩu sang Mỹ còn ít so với khả năng nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên với khả năng khai thác khí đốt của Việt Nam, dự đoán đến 2010 lượng khí đốt xuất khẩu đi Mỹ sẽđạt mức 200 triệu USD
Than đá có dấu hiệu không mấy khả quan vì nhu cầu thị trường Mỹ đang giảm do ngành luyện thép Hoa Kỳ đang phải giảm sản xuất vì giá thành cao, và ô nhiễm môi trường nên mặt hàng này xuất khẩu sẽ bị hạn chế trong thời gian tới.
Một số nhóm mặt hàng khác
Rau quả: Với nhiều đề án phát triển rau quả của Việt Nam ở các vùng trong nước nhằm đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu. Hơn nữa nhu cầu của Mỹ về mặt hàng này cũng rất lớn. Dự đoán đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chế biến của Việt Nam sang Mỹ sẽđạt mức1 tỷ USD.
Hàng gốm sứ: Đây là loại mặt hàng truyền thống của Việt Nam, với mẫu mã đẹp, giá nhân công rẻ nên khả năng xuất đi Mỹ là rất lớn, có thể đạt mức 300 triệu USD vào năm 2010.
43
Cao su và sản phẩm cao su: Mặt hàng này Mỹ có nhu cầu rất lớn để phục vụ các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô. Mặt khác nước ta lại có thế mạnh về cao su thiên nhiên. Trong tương lai chắc chắn Việt Nam sẽ có đầu từ thích đáng vào ngành sản xuất này. Dự đoán kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ sẽ đạt từ 150 - 200 triệu USD vào năm 2010.
Hàng dệt may: Đây cũng là mặt hàng hàng năm Mỹ tiêu thụ mạnh. Sau khi áp dụng mức thuế NTR Việt Nam lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh, có thể đạt mức 1,5 tỷ USD vào năm 2010.
Dựđoán trên dựa vào các cơ sở sau đây:
- Những năm 2000 - 2005, tăng trưởng đột biến (tổng xuất khẩu của ta vào Mỹ tăng 6 lần trong 5 năm), đặc biệt các mặt hàng tăng mạnh nhất là: giày dép, may mặc, máy móc, điện tử, đồ gỗ, đồ chơi, nông sản chế biến, đây là thời kỳ chuyển hướng thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế. Thời kỳ này chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu các hàng mà ta có ưu thế về thủ công và lao động rẻ như: giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ truyền thống và bước đầu phát triển máy móc và hàng chế biến cao chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.
- Thời kỳ 2005- 2010, xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ sẽ tăng chậm lại nhưng phải tăng gần gấp đôi trong 5 năm. Hàng nguyên liệu thô và nông sản thô tăng chậm hơn hay giữ nguyên thị phần.
- Đến năm 2010, dự kiến thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 0,96% là một chỉ tiêu cao (năm 1998 Malaysia chiếm được thị phần vào khoảng trên 2% nhập khẩu của Mỹ đứng thứ 12 trong đối tác thương mại của Hoa Kỳ). Ta chỉ có thể đạt được quy mô trên khi ta đẩy mạnh được công nghiệp hoá, thu hút mạnh mẽ đầu tư Hoa Kỳ, chủ yếu của các công ty siêu quốc gia, đồng thời sử dụng tốt lực lượng người Việt Nam tại Hoa Kỳ, vào các ngành công nghiệp với quy mô lớn làm hàng xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ như máy móc thiết bị, điện tử, viễn thông, điện đồng thời tận dụng cả các mặt hàng tốn nhiều sức lao động như: dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, văn hoá phẩm...
44
- Nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thập kỷ qua đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm vào khoảng 10% và dự kiến trong thập kỷ tới sẽ vẫn đạt được thịnh vượng như thập kỷ qua do toàn cầu hoá thành công và các nền kinh tế khác cũng được hưởng chung thành quả này. Tuy nhiên trong giai đoạn 2000- 2010, dự kiến tăng thấp hơn thập kỷ qua trung bình 4% năm (năm 2010 so 1998 tăng 26%).