II. Cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ 1 Cơ hộ
4. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh những tác động tích cực mà công tác xúc tiến thương mại đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề khó khăn nhất hiện nay vẫn là việc cung cấp thông tin chưa đầy đủ, cập nhật, chưa hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Đây là đối tượng nghiên cứu của các tổ chức xúc tiến thương
54
mại và là mảng hoạt động lớn nhất trong xúc tiến thương mại. Nếu tổ chức khai thác và chuyển tải thông tin tốt, chất lượng thông tin cao thì hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại được khẳng định và đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Ngược lại tổ chức thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ, không kịp thời hoặc chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thì công tác xúc tiến thương mại sẽ không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, thậm chí còn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp.
Thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường thông tin được coi là một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, nắm bắt được nhu cầu khách hàng càng đầy đủ, nhanh chóng thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn và do đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao hơn.
Do chưa hiểu đầy đủ, cụ thể về một ngành nào hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào và về nhu cầu của doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ cho doanh nghiệp còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể và kịp thời. Trong khi đó các doanh nghiệp rất cần thông tin chuyên ngành cụ thể về thị trường, mặt hàng...
Do trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên hạn chế, việc tiếp cận và xử lý thông tin còn yếu nên nhiều khi chương trình xúc tiến không nhằm đúng đối tượng, lĩnh vực kinh doanh làm cho hiệu quả thấp.
Do không được hỗ trợ về mặt kinh tế nên đa số các tổ chức xúc tiến thương mại hoạt động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi”, do vậy họ hướng vào lợi nhuận hơn là hướng vào lợi ích của quốc gia, lợi ích của các doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống xúc tiến thương mại theo hướng phục vụ khách hàng rõ rệt. Ông Greg Dodds, Tổng giám đốc điều hành khu vực Đông Bắc á, cơ quan xúc tiến xuất khẩu của Australia (Austrade) cho rằng “Xúc
55
tiến thương mại là giúp từng doanh nghiệp tăng doanh thu ở thị trường ngoài nước. Các cơ quan xúc tiến thương mại cần tập trung đáp ứng nhu cầu thực sự của các cơ quan xuất khẩu do bản thân các cơ sở này, chứ không phải ai khác đưa ra”. Muốn làm ăn với Mỹ, chúng ta phải có hệ thống thông tin hiện đại. Phương tiện hữu hiệu nhất hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho các doanh nghiệp là Internet. Hiện nay giá dịch vụ Internet ở Việt Nam còn quá cao so với nhiều nước. Ngay ở Mỹ, người sử dụng chỉ trả 1USD/ngày, còn ở Việt Nam là 4,5 USD/ngày. Nhà nước cần tính đến lợi ích chung của xã hội chứ không nên vì lợi ích của một số ngành mà để mất đi lợi thế có tính toàn cầu này. Nếu chúng ta không có thông tin hiện đại thì không thể hội nhập với thế giới, không thể xuất khẩu và cạnh tranh được. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ I. Đánh giá việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 1. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ sau hơn một năm thực hiện
56
Sau hơn một năm tháng thực hiện Hiệp định, quan hệ thương mại Việt- Mỹ đã phát triển vượt bậc, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng gấp 2 lần, xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam tăng cũng góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, quan hệ chuyển giao công nghệ, giáo dục giữa hai nước cũng được đẩy mạnh hơn trước. Sau hơn một năm thực hiện Hiệp định, đây là khoảng thời gian chưa dài. Nhiều nội dung mới bắt đầu được khởi động thậm chí chưa được nhận thức đầy đủ. Nhiều khó khăn, trong thực hiện các cam kết Hiệp định còn đang ở phía trước. Song dù sao những kết quả bước đầu cũng đáng khích lệ, cho phép chúng ta tự tin hơn khi bước vào năm thứ hai thực hiện Hiệp định.
Hơn một năm qua, buôn bán giữa hai nước tăng với tốc độ cao. Thuế suất nhập khẩu vào Mỹ bình quân từ 40% giảm xuống còn 3% đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng. Năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ đạt 2,5 tỷ USD tăng 60% so với năm 2001. Chỉ riêng ba tháng đầu năm 2003 xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 590 triệu USD, đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 19,3% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản thuộc thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng cao. Theo ước tính của nhiều nhà kinh tế xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam tăng khoảng trên 30% chủ yếu là bông, phân bón, máy bơm hơi công nghiệp… Hiện nay đã có đại diện của hơn 700 doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, đã bán ra khối lượng lớn hàng hoá, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm.
Về đầu tư, Hiệp định đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2002, số vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam xấp xỉ 1,6 tỷ USD. Đầu tư vào Việt Nam qua nước thứ ba hơn 1,1 tỷ USD. Đã có thêm 22 dự án đầu tư của Mỹ và Việt Nam, tăng 200% so với năm 2001, đưa Mỹ đứng ở vị trí thứ 5 trong số các nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Phía Việt Nam cũng có một số doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ như công ty Kinh Đô thành lập liên doanh với doanh nghiệp Mỹ với vốn 5 triệu USD.
57
Hiệp định đã tạo nhân tố kích thích tập trung hoá sản xuất và góp phần tăng tính bền vững của tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp đã ký được những hợp đồng lớn với doanh nghiệp Mỹđảm bảo công việc ổn định cho cả năm 2003.
Tháng 12/2002 Mỹ đã cấp khoản bảo lãnh tín dụng ngắn hạn cho nhập khẩu nông sản trị giá 25 triệu USD.
Thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã góp phần hoàn thiện bước đầu tổ chức hoạt động kinh doanh, hoàn thiện môi trường luật pháp.
Qua hơn một năm thực hiện, nội dung quyền sở hữu trí tuệ đã được chú ý cả ở cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường kiên trì chống sao chép lậu phần mềm, kiểu dáng công nghiệp tăng lên; việc đăng ký sở hữu công nghiệp, nhất là thương hiệu năm 2002 tăng khoảng 30% so với năm 2001.
Theo một quan chức của Bộ Tư pháp, để thi hành Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có 24 văn bản pháp quy (3 Nghị định, 1 Chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ, 5 Quyết định của bộ ngành, ... ), phải ban hành mới 39 văn bản pháp quy ( 8 Luật, 11 Pháp lệnh, 20 Nghịđịnh). Tuy khó song đây là điều cần thiết đem lại lợi ích lâu dài cho việc thực hiện chủ trương hội nhập. Sự kiện 8 tháng năm 2002 có 34,25% lô hàng nhập khẩu vào Mỹ bị từ chối do mắc lỗi về ghi nhãn không đúng quy cách, không ghi thông tin về quy trình chế biến với hàng thực phẩm chế biến là lỗi có tỷ trọng lớn nhất so với lỗi khác. Các nguyên nhân là hàng hoá của Việt Nam chưa có quy định về điều này.
Vụ kiện bán phá giá cá Basa, cá Tra cũng như một số vụ kiện bán phá giá hàng hoá khác, xét về mặt luật pháp và thực thi luật pháp đã huy động cả cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, tập hợp lực lượng, sức mạnh để giải quyết vấn đề nảy sinh. Cũng nhờ hoạt động này mà đặt ra yêu cầu gắt gao hơn đối với việc hoàn thiện môi trường luật pháp cho kinh doanh. Đó là xây dựng luật về cạnh tranh, luật chống bán phá giá, cũng như cơ chế để thực thi các luật này. Hơn một năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã đem lại lợi ích rõ ràng cho cả hai bên. Quan hệ thương mại tăng vọt trong bối cảnh thương mại thế giới
58
đang chững lại. Tuy vậy, hạn chế còn nhiều, tốc độ tăng có cao nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Ví dụ, so với các nước Đông Nam á, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ bằng khoảng dưới 10% kim ngạch xuất khẩu của Malaixia vào Mỹ và cũng bằng khoảng hơn 10% của Singapore.