Ra và thực thi chiến lược thay đổi thuế quan phù hợp với ngành và sản phẩm được bảo hộ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ” (Trang 61 - 62)

II. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ 1 Các giải pháp vĩ mô

1.1. ra và thực thi chiến lược thay đổi thuế quan phù hợp với ngành và sản phẩm được bảo hộ

phẩm được bảo hộ

Định hướng chính sách thúc đẩy xuất khẩu có bảo hộ ở mức cần thiết cho một số ngành và sản phẩm. Công cụ bảo hộ quan trọng nhất là thuế quan và thuế quan

61

cũng cắt giảm theo một lộ trình thích ứng phù hợp với các cam kết Hiệp định Việt - Mỹ, AFTA, và với WTO trong tương lai.

Đối với các ngành và sản phẩm có tính cạnh tranh cao hoặc có thể cạnh tranh nên được trợ giúp đúng mức mà hiện tại thuế suất đã ở mức thấp (bằng 0 hoặc dưới 5%), không thuộc các dòng thuế cắt giảm theo lộ trình thì có thể tăng thuế suất lên đến mức cần thiết. Lý do có thể vận dụng phương pháp này là những ngành và sản phẩm này không thuộc danh mục hàng hoá giảm thuế theo cam kết. Hai là, hiện tại những sản phẩm này đang cần khuyến khích nhập khẩu để phục vụ sản xuất trong nước nên thuế suất thấp nhưng sau thời điểm 2003, 2005 và 2010, nền kinh tế Việt Nam có thể sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước nên cần phải áp dụng thuế suất cao hơn hiện nay nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Ba là, tăng thuế suất các mặt hàng này nhằm bù đắp cho ngân sách do giảm thuế các mặt hàng khác. Thời gian duy trì ở mức thuế tăng lên ngắn hay dài hạn phải tuỳ thuộc vào mặt hàng cụ thể.

Đối với những ngành và sản phẩm hiện tại đang có mức bảo hộ cao và cần phải giảm thuế trong tương lai: Đối với những sản phẩm mức thuế hiện nay cao từ 30% trở lên trong danh mục hàng hoá thực hiện lộ trình giảm thuế thì sau năm 2003 hoặc 2006 phải giảm thuế suất xuống 5% theo cam kết. Các sản phẩm cũng trong nhóm này nhưng không thuộc danh mục hàng giảm thuế theo cam kết thì có thể giảm thuế xuống mức dưới 15% và duy trì trong thời gian cần thiết cho đến khi có thể giảm xuống đến mức 5%. Những mặt hàng có tính cạnh tranh trung bình và cần hỗ trợ trên thị trường nội địa tới mức cần thiết thì có thể giảm thuế xuống tương đương với mức thuế trung bình của các nước trong khu vực (không nhỏ hơn 15%) trước 2006 và kéo dài không quá 2020.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ” (Trang 61 - 62)