Lộ trình thực hiện tiếp Hiệp định năm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ” (Trang 59 - 60)

II. Cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ 1 Cơ hộ

2. Lộ trình thực hiện tiếp Hiệp định năm

Sang năm thứ hai thực hiện Hiệp định, ngoài các điểm đã thực hiện từ năm trước phải tiếp tục thực hiện thêm một số điểm nữa trên lộ trình cụ thể như:

Các Ngân hàng Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam được quyền huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam đến 100% vốn pháp định.

Đến cuối năm 2003 đầu năm 2004 sẽ thực hiện tiếp hạn chế các loại phí và phụ phí liên quan đến XNK. Áp dụng định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu để tính thuế chứ không dựa vào giá trị hàng hoá theo nước xuất xứ hoặc giá trị được xác định một cách võ đoán không có cơ sở. Từng bước xóa bỏ sự phân biệt về giá, phí đăng kiểm phương tiện vận tải, phí cảng biển quốc tế, cước thuê bao điện thoại nội hạt. áp dụng chế độ đăng ký đầu tư (chứ không cấp giấy phép đầu tư) với các dự án đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án có tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu 50% sản phẩm, các dự án có vốn đầu tư đến 5 triệu USD. Các Ngân hàng Mỹ được huy động tiền đồng bằng 250% vốn pháp định.

Những lịch trình này một mặt tạo điều kiện để mở cửa thị trường, làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời là áp lực rất lớn với doanh nghiệp Việt Nam, áp lực này còn tăng hơn nữa do tranh chấp nảy sinh từ năm 2002 đến nay vẫn chưa được giải quyết như vụ kiện bán phá giá cá Basa, cá Tra… cũng như một số tồn tại trong thực hiện Hiệp định ở năm thứ nhất chưa được giải quyết triệt để.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt Hiệp định phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật từ trung ương đến địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế và đòi hỏi của hội nhập.

59

Về kinh tế, với việc thực hiện lịch trình của năm thứ 2, áp lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng và cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước về tài chính, tín dụng phải có sự chuyển biến trên nhiều mặt để thích hợp với áp lực cạnh tranh này. Các cơ quan quản lý Nhà nước phải có phương án chủ động đối phó với cung cầu hoạt động kinh tế. Trong hoạt động thương mại do Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên rất hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp theo thông lệ quốc tế để giải quyết tranh chấp. Cần tiếp tục tận dụng lợi thế của Hiệp định tăng cường khai thác thị trường Mỹ. Ngoài các biện pháp đã thực hiện có hiệu quả của năm thứ nhất, trong năm thứ hai cần tiếp tục đẩy mạnh khai thác các cơ hội trong kinh doanh, phải nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành nghề, để huy động được sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trong ứng phó với bất trắc đồng thời chủ động điều chỉnh lượng xuất khẩu cho thị trường để tránh được những nhân tố không ổn định trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ” (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)