Xây dựng đội ngũ ThP tại Công ty Fabrica Venus, Guatemala

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn thiết kế hướng tới phát triển bền vững (Trang 88 - 89)

Sơ lược về công ty

Công ty Venus là một doanh nghiệp Guatemala quy mô trung bình ở thành phố Guatemala, sản xuất 150 loại kẹo khác nhau. Phần lớn các sản phẩm của doanh nghiệp này được tiêu thụ tại thị trường Trung Mỹ và Mỹ La tinh, đồng thời một lượng nhỏ hơn được bán ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Nghiên cứu điển hình này là một ví dụ minh họa rõ nét về một doanh nghiệp quy mô trung bình, không có bộ phận thiết kế chuyên trách và phát triển sản phẩm dựa trên nỗ lực của nhóm dự án.

Động lực thực hiện ThP

Dự án này được tiến hành trong khuôn khổ Chương trình Thiết kế Thân thiện với Môi trường Khu vực, do CEGESTI - một tổ chức nghiên cứu của Costa Rica, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, và Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Delft- Hà Lan (TU Delft) đồng hỗ trợ. Chương trình này nhằm tài trợ cho các dự án thiết kế thân thiện với môi trường toàn bộ khu vực Trung Mỹ. Venus muốn bán sản phẩm ở các thị trường mới, và đặc biệt là thị trường Châu Âu. Do nhiều loại yêu cầu khác nhau của thị trường này, ví dụ khâu đóng gói sản phẩm, cần một số thay đổi trong quá trình sản xuất, Venus đã chọn cách tiếp cận ThP để thực hiện quá trình này.

Dự án

Đây là một ví dụ hay về ThP vì đội ngũ làm nhiệm vụ thiết kếđóng vai trò chủ chốt xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về phát triển sản phẩm. Những nhân viên từ các phòng, ban khác nhau của doanh nghiệp tiến hành hoạt động phát triển sản phẩm như một phần trong các công việc hàng ngày của họ. Thông thường, quy trình phát triển một sản phẩm mới cần một khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng. Trong trường hợp có các thay đổi lớn trong quá trình sản xuất, quy trình này có thể kéo dài lên đến 1 năm.

Dự án này được bắt đầu thực hiện vào năm 1999, Venus đã tổ chức một nhóm hình thành từ các nhân viên thường tham gia vào quy trình phát triển sản phẩm và một số khác có khả năng đóng góp hiệu quả cho dự án. Nhóm này bao gồm:

- Giám đốc phụ trách bán hàng; - Giám đốc sản xuất;

- Trưởng bộ phận Quản lý chất lượng; - Chuyên viên tư vấn kỹ thuật; và - Giám đốc Tiếp thị.

Nhóm này có các buổi làm việc hàng tháng trong quá trình triển khai dự án, trong đó, các thành viên trình bày ý tưởng đối với sản phẩm mới và cùng nhau thảo luận. Các thành viên còn lại của nhóm sẽ phân tích từng ý tưởng, dựa trên chuyên môn của mình. Việc tiến hành trên sản phẩm mới được phân chia giữa các thành viên trong nhóm, mỗi thành viên sẽ có yêu cầu cụ thể về kết quả và thời gian thực hiện. Hoạt động kiểm tra sẽ được thực hiện trong cả quá trình sản xuất và tiếp thị sản phẩm. Tổng giám đốc là người đưa ra quyết định sau cùng liên quan đến các vấn đề về sản xuất và thị trường và được nhóm báo cáo tình hình thường xuyên.

Các giải pháp cải tiến

Kẹo cứng được lựa chọn là sản phẩm để sản xuất của dự án dựa trên cơ sởđa dạng về chủng loại đồng thời cũng là là sản phẩm rẻ nhất và bán chạy nhất (chiếm khoảng 80% doanh thu). Để giảm các ảnh hưởng về môi trường, các giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề trong việc sử dụng

Chương này sẽ trình bày một số nghiên cứu điển hình tại các nước đang phát triển. Phần tham khảo cho các nghiên cứu này đã được nhắc đến ở các Chương trước

đây dưới dạng ví dụ minh họa cho các giai đoạn và chiến lược cụ thể liên quan đến Thiết kế lại và Tham chiếu ThP.

CÁC NGHIÊN CU ĐIN HÌNH ThP

nguyên liệu đóng gói – các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường được tìm kiếm, đồng thời diện tích in trên giấy bọc cũng được giảm xuống nhằm giảm mức độ sử dụng máy in.

Phương án đóng gói được chọn là giấy bọc kẹo hình chiếc gối, vì đóng gói hình gối tiết kiệm được hơn 40% nguyên liệu thô nếu so sánh với thiết kế giấy bọc xoắn đơn và kép như ban đầu. Hơn nữa, máy đóng gói hình gối có tốc độ nhanh hơn rất nhiều và thải ra ít phế liệu hơn so với máy đóng gói trước đây.

Về nguyên liệu đóng gói, PP đã được lựa chọn để làm túi thay vì BOPP cán mỏng (loại này gây khó khăn cho việc tái chế và phải sử dụng keo dán). Ở Trung Mỹ, PE có thể tái chế để sử dụng. Do đó, doanh nghiệp được khuyến khích thu gom PE sử dụng trong quá trình vận chuyển và đưa đến cho đơn vị tái chế bằng xe tải trên đường trở về. Doanh nghiệp có thể thu tiền từ việc bán túi PE cho đơn vị tái chế.

Kết quả

Kết quả thu được của dự án là việc phát triển 2 sản phẩm mới trên thị trường Châu Âu và hai loại túi mới, có kích thước nhỏ hơn được sử dụng trong quá trình sản xuất trên thị trường nội địa. Loại túi mới hình gối tiết kiệm 40% nguyên liệu được đưa ra trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp cũng đã tiến hành một số giải pháp cải tiến khác liên quan đến hệ thống phân phối, mang lại những khoản giảm chi phí hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Sổ tay hướng dẫn thiết kế hướng tới phát triển bền vững (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)