Việc thẩm định về tư cách pháp lý và tình hình kinh doanh của chủ đầu tư một công việc rất quan trọng lại thường bị xem nhẹ (điển hình là các dự án của các Tổng công

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐTT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34)

việc rất quan trọng lại thường bị xem nhẹ (điển hình là các dự án của các Tổng công ty lớn như Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, bưu điện). Lý do một phần là khó khăn tiếp cận các nguồn thông tin về doanh nghiệp trong điều kiện hệ thống thông tin doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn chưa được xây dựng đầy đủ và chính xác, nhưng phần khác là do chủ quan tin tưởng vào các báo cáo tài chính của chủ đầu tư cung cấp với tâm lý chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp trước pháp luật. Tuy nhiên khi Ngân hàng đã cho vay thì nếu dự án xảy ra bất trắc việc thu hồi vốn đầu tư dù sao cũng rất khó khăn bất kể việc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như thế nào. Vì thế cán bộ thẩm định cần nhận thức tích cực tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản Có hơn là tìm cách khắc phục các bất trắc xảy ra. Đặc biệt là đối với các dự án ĐTT, bên tài trợ không chỉ là một mà gồm nhiều các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, các quy định của Nhà nước về việc thu hồi nợ, phân chia thiệt hại khi các rủi ro xảy ra chưa cụ thể, nên rất dễ dẫn đến các mâu thuẫn giữa các bên tham gia tài trợ cho dự án.

Cũng xuất phát từ tâm lý trên mà đối tượng cho vay ĐTT tại NHCTVN đến nay còn bị hạn chế, bó hẹp trong một số khách hàng truyền thống là các tổng công ty, các doanh nghiệp quốc doanh lớn có tình hình tài chính vững mạnh và có quan hệ làm ăn lâu dài với Ngân hàng. Đây là các doanh nghiệp được Ngân hàng coi là có sự bảo đảm vững mạnh của Nhà nước, là đối tượng khách hàng có rủi ro tín dụng thấp nhất trong hoạt động cho vay nói chung và ĐTT nói riêng.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐTT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w