Nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện Pleikrông là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐTT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 39 - 54)

- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án còn mang tính hình thức.

Nội dung thẩm định tài chính dự án thuỷ điện Pleikrông là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên

điển hình cho thực trạng trên

Qua nghiên cứu có thể rút ra những nhận xét về chất lượng thẩm định tài chính dự án thủy điện Plêikrông như sau:

Về cơ bản việc thẩm định tài chính Dự án đã bám sát thiết kế kỹ thuật, những thay đổi trong phương án kỹ thuật, thiết bị công nghệ so với báo cáo nghiên cứu khả thi đã được tổ thẩm định điều chỉnh xác đáng về nguồn vốn đầu tư và từ đó xác định lại tổng số tiền tham gia tài trợ cho Dự án. Theo biên bản thỏa thuận chung đã ký ngày 01/04/2003, các ngân hàng thương mại đồng ý tài trợ vốn cho Dự án với tổng mức tài trợ là: 1.466 tỷ đồng. Tuy nhiên, do những thay đổi về mặt kỹ thuật của dự án nên phần tài trợ của các ngân hàng thương mại chỉ là 1.390 tỷ đồng, vẫn giữ tỷ lệ tham gia góp vốn của các ngân hàng thương mại là 50% tổng vốn đầu tư.

Tính khả thi của nguồn vốn đầu tư đã được xem xét nhưng còn khá sơ sài

Nguồn vốn tự có được xác định theo tính toán cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của toàn Tổng công ty giai đoạn 2001 – 2010 trình Thủ tưởng Chính phủ. Với các số liệu do Tổng công ty đưa ra tổ thẩm định xác định nguồn khấu hao cơ bản trung bình hàng năm cùng với lợi nhuận ròng đưa vào đầu tư sau khi trừ đi nợ phải trả hàng năm, Tổng công ty vẫn đảm bảo tỷ lệ tự đầu tư trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là 29%. Như vậy tổ thẩm định xác nhận khả năng đảm bảo cân đối đủ nguồn vồn tham gia dự án của Tổng công ty là 30%. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những tính toán dựa trên cơ sở số liệu báo cáo của Tổng công ty, chưa có kiểm tra nào để xác nhận tính chính xác của các số liệu này. Hơn nữa, việc thẩm định nguồn vốn đầu tư cũng bị chi phối bởi tâm lý

thẩm định chủ quan thiên về hướng có lợi cho Dự án bởi đây là một dự án lớn của quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và đã được Chính phủ phê duyệt. Chủ đầu tư dự án lại là một Tổng công ty lớn có uy tín và tình hình tài chính tăng trưởng mạnh, lại vốn là khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Nhưng tổ thẩm định đã bỏ qua một chi tiết quan trọng là hiện nay Tổng công ty ngoài đầu tư cho Dự án này còn có rất nhiều công trình lớn đang xây dựng dở dang cũng có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy, việc góp vốn theo đúng tiến độ và tỷ lệ đã thỏa thuận chưa được yêu cầu có cam kếtchắc chắn hơn.

Nguồn vốn vay của chính phủ Nga (37,04 triệu USD) được tổ thẩm định coi là đảm bảo theo hiệp định đã ký giữa hai chính phủ. Tuy nhiên các điều kiện khác về tiến độ góp vốn và rủi ro tỷ giá không được chú ý. Thực tế là từ thời điểm Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư với tỷ giá là 14550VND/1USD cho đến thời điểm Dự án được các ngân hàng tham gia ĐTT chấp nhận đầu tư với tỷ giá tính toán là 15600VND/USD. Như vậy Dự án đã phải chịu rủi ro về tỷ giá khoảng 38,89 tỷ VND.

Còn nhiều sai sót trong nội dung thẩm định các bảng dự trù tài chính

Theo thiết kế đời Dự án là 50 năm trong đó sau 25 năm sẽ thay thiết bị, nhưng để tiện tính toán tổ thẩm định chỉ tính với đời thiết bị là 25 năm và thực hiện khấu hao cả chi phí xây dựng lẫn chi phí thiết bị với thời gian 25 năm. Cách tính này không chính xác vì giá trị của các công trình xây dựng đến thời điểm đó vẫn còn nhưng lại không được tính đến trong phần thẩm định của Ngân hàng. Điều này đã làm giảm hiệu quả tài chính của Dự án khoảng 540 tỷ VND.

Công suất hoạt động của Dự án luôn được tính ở mức tối đa (99%) trong suốt cả đời Dự án tỏ ra khá chủ quan. Là một dự án thuỷ điện, công suất hoạt động của dự án chịu ảnh hưởng của yếu tố khả năng nguồn nước. Vì đây là dự án nằm ở khu vực đầu nguồn nên phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên. Theo tính toán một năm Dự án sẽ phải chịu 6 tháng mùa kiệt và sẽ phải rút dần lượng nước trong hồ để phát điện.

Trên thực tế, vùng Tây Nguyên và các khu vực lân cận hiện đang là những nơi có tình trạng tàn phá rừng nghiêm trọng. Rừng đầu nguồn bị tàn phá đã gây tác động xấu đến tình hình thời tiết. Mùa mưa thường có lũ lớn, đến mùa khô thì nguồn nước rất khan hiếm. Thực trạng này đã có ảnh hưởng xấu đến công suất hoạt động của các công trình thủy điện khác trong khu vực và trong tương lai Dự án cũng sẽ không phải là một trường hợp ngoại lệ nếu không có các phương án phòng ngừa ngay từ bây giờ. Cách phòng ngừa có hiệu quả nhất là đầu tư trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn trên một khu vực lớn. Công việc này cần được xem xét phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển rừng của vùng. Nếu cần có đầu tư để thúc đẩy hoạt động trồng và bảo về rừng nhằm đảm bảo nguồn nước cho Dự án thì các khoản chi phí này cần hạch toán vào chi phí đầu tư cho Dự án một cách hợp lý. Điều này chưa được thể hiện trong quá trình thẩm định Dự án.

Một điểm nữa cần quan tâm khi dự tính công suất cho thuỷ điện Pleikrông là việc phát triển thị trường cạnh tranh giá bán điện của tất cả các nhà máy điện trong cả nước. Thị trường đã thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 1/7/2004 theo thể thức Tổng công ty Điện lực Việt Nam sẽ mua vào từ giá chào bán thấp nhất cho đến khi đủ nhu cầu. Như vậy những nhà máy điện nào có giá chào bán cao sẽ không được huy động. Tại thời điểm hiện nay cung- cầu về điện đang mất cân đối, cầu luôn vượt cung, nhưng trong tương lai từ nay đến 2010 sẽ có hàng chục công trình lớn nhỏ cả thuỷ điện và nhiệt điện được hoàn thành, theo kế hoạch sẽ cung cấp dư thừa mức cầu. Khi đó với suất đầu tư khá cao dẫn đến giá bán cao, sản lượng tiêu thụ của thuỷ điện Pleikrông sẽ rất khó cạnh tranh với các nhà máy khác có hiệu quả hơn và chắc chắn không thể đạt mức tối đa như vậy.

Như vậy, việc phân tích các yếu tố để xác định sản lượng tiêu thụ của Dự án đã chưa tính đến triển vọng trong tương lai của Dự án, phản ánh rõ tính chất ước

lượng chủ quan, chưa dựa trên một phương pháp phân tích định lượng khoa học nào.

Giá bán điện được tổ thẩm định tính cố định trong suốt đời Dự án (4,0 UScents/KWh khoảng hơn 620VNĐ/KWh) là chưa hợp lý, chưa tính đến các yếu tố cung - cầu của thị trường, yếu tố trượt giá hay lạm phát. Tại thời điểm tiến hành thẩm định, theo so sánh của tổ thẩm định với các nhà máy thuỷ điện mới được xây dựng thì mức giá này là hợp lý. Nhưng theo tổng hợp giá bán điện qua các phiên giao dịch từ đầu tháng 7/2004 đến cuối tháng 8/2004 thì giá bán giao động trong khoảng 270VND/KWh đến dưới 1000VNĐ/KWh và có xu hướng giảm mạnh trong các năm tới. Do đó, giá bán điện của thủy điện Pleikrông sẽ không thể giữ cố định trong suốt đời Dự án (25 năm) và có chiều hướng giảm.

Trong việc xác định dòng tiền Dự án, khoản giá trị thanh lý tài sản cố định đã bị bỏ sót.

Thẩm định về hiệu quả kinh tế của Dự án:

Tổ thẩm định đã rất chú trọng phân tích tác động ngoại ứng tích cực về gia tăng sản lượng điện của Dự án cho các dự án phía dưới bậc thang. Nếu chỉ tính riêng sản lượng điện của nhà máy là 417,2 triệu Kwh/năm nhưng sản lượng điện gia tăng cho cả bậc thang phía dưới là 289,8 triệu Kwh/năm. Hiệu ích gia tăng này đã được tổ thẩm định tính toán và đưa vào sản lượng điện của nhà máy.

Tổ thẩm định cũng tách riêng hiệu ích gia tăng cho nhà máy Sesan 3A (21 triệu Kwh/năm ). Đây là công trình do tổng công ty Sông Đà đầu tư nên khác về nguồn và chỉ tính toán trên cơ sở hiệu ích gia tăng cho 3 nhà máy do Tổng công ty Điện lực Việt Nam đầu tư là 268,8 triệu Kwh/năm. Quan điểm này là phù hợp với thực tế.

Việc thẩm định tài chính và khả năng trả nợ cho Dự án còn khá đơn giản, chưa thể hiện chất lượng cao.

- Phương án cơ sở I: có tính đến hiệu ích gia tăng cho các nhà máy thủy điện phía dưới bậc thang và công suất thiết kế là 686 triệu Kwh/năm

- Phương án cơ sở II: không tính đến hiệu ích gia tăng cho các nhà máy phía dưới bậc thang do đó công suất chỉ đạt 417,2 triệu Kwh/năm.

Ngoài ra, việc thẩm định hiệu quả tài chính còn được phân tích sâu hơn qua các phương án khảo sát. Tuy nhiên hiệu quả tài chính mới chỉ được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: NPV, IRR, thời gian trả nợ. Các chỉ tiêu khác như thời gian hoàn vốn đầu tư, khả năng trả nợ của dự án, chỉ tiêu cân đối lợi ích và chi phí B/C, chỉ số doanh lợi PI… chưa được tính đến. Đây là các chỉ tiêu quan trọng tạo cơ sở cho việc so sánh hiệu quả tài chính của Dự án với các dự án khác. Qua đây có thể nhận thấy tính chủ quan trong tâm lý thẩm định. Bởi vì Dự án đã được phê duyệt đầu tư nên việc thẩm định chỉ mang tính chất thủ tục, chỉ là xác định lại hiệu quả tài chính mà không cần so sánh với hiệu quả tài chính các dự án khác. Hình thức trả nợ của Dự án là trả nợ đều theo kế hoạch trong 8 năm. Hình thức này tuy đơn giản tiện cho việc tính toán nhưng lại gây nhiều bất lợi cho chủ đầu tư vì những năm đầu của Dự án có lãi âm. Thế nhưng trong báo cáo thẩm định lại không thấy yêu cầu chủ đầu tư có cam kết huy động các nguồn vốn khác bổ sung trả nợ theo đúng kế hoạch đã ký kết.

Việc phân tích độ rủi ro của Dự án phức tạp về hình thức nhưng lại đơn giản về nội dung, thể hiện chất lượng thẩm định chưa cao.

Tổ thẩm định đã tập trung phân tích 3 biến số có ảnh hưởng chủ yếu đến kết quả của Dự án là tổng mức đầu tư dự án, giá bán sản phẩm và công suất huy động. Việc thẩm định đã phân tích theo các phương pháp độ nhạy với trường hợp 1 biến số thay đổi và trường hợp 2 biến cùng thay đổi. Việc tính toán cho thấy NPV ít nhạy cảm với thay đổi tổng mức đầu tư, tương đối nhạy cảm với thay đổi giá bán

và rất nhạy cảm với thay đổi công suất huy động. Dự án có điểm hoà vốn NPV=0 với công suất huy động là 570,54 triệu KWh/năm. Nếu không tính đến hiệu ích gia tăng tức là với công suất huy động=417,2 triệu KWh/năm thì Dự án có NPV âm rất lớn (NPV=-611,873tỷ). Với công suất huy động cơ sở là 686 triệu KWh/năm đạt 99% công suất thiết kế thì khả năng tăng công suất là rất khó mà chỉ có khả năng giảm. Mà khả năng giảm công suất của Dự án là rất dễ xảy ra bởi kế hoạch đấu giá mua điện đã nói ở trên. Điều này cho thấy tính an toàn của Dự án là không cao. Tuy nhiên dễ nhận thấy việc phân tích Dự án còn khá thủ công, chưa áp dụng những kỹ thuật hiện đại vào quá trình thẩm định. Do đó hình thức phân tích có vẻ phức tạp mà kết quả đạt được lại có tính chính xác không cao. Việc phân tích chưa tính đến xác suất xảy ra các khả năng thay đổi của từng biến và mối tương quan đa chiều giữa các biến. Một điều rất thường gặp là khi một biến số chịu tác động bởi một sự kiện nào đó thì ngay lập tức nó sẽ gây tác động đến các biến số khác và sự thay đổi của các biến số khác cũng có thể dẫn đến tác động thay đổi biến số ban đầu. Do đó nếu chỉ phân tích tác động của một hoặc một vài biến số tại một thời điểm mà không xét đến mối tương quan giữa các biến có thể khiến chúng ta sai lầm khi cho rằng một dự án rất rủi ro là dự án vững chắc. Hiện nay tại các ngân hàng hiện đại trên thế giới đã phát triển kỹ thuật phân tích rủi ro theo pheương pháp mô phỏng Mote Carlo. Phương pháp phân tích rủi ro này có tính đến xác suất và mối tương quan, đồng thời nhận biết những tác động có thể có của một biến số đến kết quả của dự án. Quan trọng hơn, nó giúp các nhà phân tích thiết kế dự án tốt hơn và nhận diện các biến số cần phải theo dõi trong quá trình vận hành dự án. Với ứng dụng máy tính rộng rãi trong ngành kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng hiện nay, việc thực hiện phương pháp phân tích này trở nên dễ dàng hơn và thực tế nó đã trở thành công cụ phân tích được yêu thích tại các ngân hàng lớn trên thế giới.

Hiện nay tại NHCTVN quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng với việc ứng dụng máy tính đã được triển khai tạo điều kiện tốt về trang thiết bị. Tuy nhiên để ứng dụng phương pháp phân tích mô phỏng nói trên còn phải xây dựng một hệ thống thông tin về xác suất và phân phối xác suất cũng như mối tương quan của các biến số kinh tế. Đây là một việc làm không dễ, không thể do một ngân hàng riêng lẻ xây dựng nên mà cần phải do một tổ chức chuyên trách thống kê trên thực tế và đưa ra các kết quả đảm bảo độ tin cậy và khoa học. Tại Việt Nam hiện nay công tác này hầu như chưa được phát triển. Do đó mặc dù có trang thiết bị, có phần mềm nhưng thiếu thông tin hoặc thông tin không không đầy đủ hoặc thiếu chính xác thì việc ứng dụng phương pháp này ở các ngân hàng thương mại cũng chưa thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

b. Nguyên nhân

Sở dĩ hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHCTVN vẫn còn những hạn chế như trên là do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân quan trọng nhất là do nhận thức chưa đúng về vai trò của công tác thẩm định.

Về nguyên tắc kết quả thẩm định tài chính dự án là căn cứ tiên quyết, là điều kiện cần để quyết định cho vay dự án. Tuy nhiên thực tế thời gian qua, trong công tác thẩm định tài chính các dự án ĐTT tại NHCTVN trong tư tưởng của cả lãnh đạo ngân hàng và cán bộ thẩm định vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của kết quả

thẩm định tài chính. Kết quả thẩm định tài chính dự án còn được đặt sau các điều kiện về tài sản đảm bảo, quan hệ hợp tác lâu dài và các chương trình chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, “NHCTVN có nghĩa vụ phải xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của Nhà nước giao”. Trước khi dự án được thẩm định tại Ngân hàng thì thường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Hoạt động của NHCTVN bị chi phối bởi nhiều cơ quan Chính phủ, Bộ tài chính, NHNN, NHCT Việt Nam do đó tính độc lập của Ngân hàng bị hạn chế. Các quyết định cho vay của Ngân hàng bị chi phối nhiều theo các chỉ tiêu kế

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐTT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 39 - 54)