III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GIẢI PHÓNG.
2. Công tác tính giá thành sản phẩm cầu trục hai dầm 5T 100T 1 Đối tượng tính giá thành.
2.1. Đối tượng tính giá thành.
Quy trình công nghệ ở nhà máy là quy trình để chế biến liên tục phải bao gồm nhiều công đoạn cấu thành. Xuất phát từ đặc điểm đó nhà máy tổ chức sản xuất là phân xưởng và đối tượng tính giá thành là thành phẩm. Chỉ có sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng là sản phẩm.
Do đặc điểm thành phẩm của nhà máy là những sản phẩm cơ khí, bán thành phẩm bán ra ngoài. Trong điều kiện đó nhà máy xác định đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghiệp cuối cùng. Ở nhà máy sản phẩm được chia làm nhiều nhóm sản phẩm.
Ở nhà máy sản xuất nhiều mặt hàng, chu kỳ sản xuất từng mặt hàng cũng khác nhau, có mặt hàng cũng khác nhau có mặt hàng chu kỳ sản xuất ngắn, có mặt hàng chu kỳ sản xuất dài nhưng nói chung hàng tháng đều có sản phẩm hoàn thành nhập kho. Để đảm bảo cho yêu cầu quản lý nhà máy quy định chu kỳ tính giá sản phẩm là theo quý một năm chia làm 4 quý.
=++
2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang.
Việc xác định khối lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ tính giá thành sản phẩm không chỉ dựa vào số liệu hạch toán nghiệp vụ mà phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang tại phân xưởng cũng như trên sổ sách. Vì vậy phải kế toán giá thành, phải căn cứ vào biên bản kiểm kê cuối tháng do nhân viên thống kê phân xưởng báo cáo lên và mặt giá trị.
Tại nhà máy, giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng bao gồm những đơn đặt hàng hay sửa chữa sản phẩm hoàn thành đang nằm trên dây chuyền sản xuất, tính theo tỷ lệ trên những hợp đồng chưa hoàn thành. Nhưng trên thực tế, nhà máy không có biên bản kiểm kê cuối tháng và kiểm kê thực tế tại phân xưởng mà kế toán chỉ tiến hành kiểm kê trên sổ sách, căn cứu vào các hợp đồng đã thanh toán để
biết được có bao nhiêu hợp đồng đã hoàn thành và chưa hoàn thành. Nhưng trên thực tế, nhà máy không có biên bản kiểm kê cuối tháng và kiểm kê thực tế tại phân xưởng mà kế toán chỉ tiến hành kiểm kê trên sổ sách, căn cứ vào các hợp đồng đã thanh toán để biết được có bao nhiêu hợp đồng đã hoàn thành và chưa hoàn thành.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ở nhà máy theo mức hoàn thành của các hợp đồng. Cuối kỳ kế toán thành phẩm xuống các phân xưởng cùng quản đốc xem xét số sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để làm cơ sở tính giá thành.
Trong quý II đã ước đoán sản phẩm dở dang có mức độ hoàn thành 40% giá trị hợp đồng chưa hoàn thành của sản phẩm cầu trục là: 184.000.000đ.
Kế toán tiến hành tính toán giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ: = x
CPSX dở dang cuối kỳ = 40% x 184.000.000 = 73.600.000đ
2.3. Phương pháp tính giá thành.
Khi đã xác định CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, chi phí phát sinh trong tháng để sản xuất cầu trục cũng như xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy định trình công nghệ sản xuất cầu trục hoàn thành nhập kho. Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Công thức tính như sau:
ZTT = Dđk + C - Dck
Trong đó: Dđk, Dck: CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ C: tổng SPSX cầu trục thực tế phát sinh ZTT: Tổng giá thành thực tế SP cầu trục.
Từ sổ chi tiết tập hợp CPSX sản phẩm cầu trục có chi phí phát sinh sản xuất sản phẩm cầu trục dư đầu quý II/2007 là: 42.400.000đ
Các số liệu trên được tính vào sổ tính giá thành sản phẩm cầu trục. Sổ này được lập cho cả năm, giá thành sản phẩm của mỗi quý được phản ánh mỗi dòng tương ứng.
SỐ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CẦU TRỤC 2 DẦM 5T
Quý Dư đầu kỳ CPPS trong
kỳ Dư cuối kỳ Giá thành
Quý I 42.400.000
Qúy II 42.400.000 1.705.747.113 41.500.000 1.706.647.113 …
…