Chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GIẢI PHÓNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI ĐỘNG (Trang 48 - 51)

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GIẢI PHÓNG.

1.6.Chi phí sản xuất chung.

1. Kế toán tập hợp chi phí.

1.6.Chi phí sản xuất chung.

Tại nhà máy chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí tiền lương nhân viên phục vụ tại phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, CPCCDC dùng tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền tại nhà máy, các khoản chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp qua TK 627 "chi phí sản xuất chung" và các TK cấp hai.

TK 627 (1): "Chi phí nhân viên phân xưởng" TK 627 (2): "Chi phí vật liệu"

TK 627 (3): "Chi phí khấu hao TSCĐ" TK 627 (7): "Chi phí dịch vụ mua ngoài" TK 627 (8): "Chi phí bằng tiền khác"

Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí sản xuất chung tiến hành phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại. Sau đây là quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung tại nhà máy:

- Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng tính vào chi phí sản xuất chung ở nhà máy là số tiền lương trả về khoản phụ cấp trách nhiệm của quản đốc, phó giám đốc, đốc công, nhân viên kinh tế phân xưởng, tiền lương trả cho lao động dọn dẹp, vận chuyển vật liệu từ kho đến phân xưởng, vật liệu dư thừa (phế liệu), vệ sinh phân xưởng (khoản tiền lương này trả theo từng lần phát sinh) do vậy nhà máy không trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền này. Trong quý II/2007 số tiền lương này tính vào chi phí sản xuất chung là 178.974.000 được tập hợp từ bảng thanh toán tiền lương ra các biên bản thanh toán hợp đồng nội bộ.

Số liệu trên là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội quý II (biểu số 3) và phản ánh trên nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 9, 10)

Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi:

Nợ TK 627.1: 178.974.000 Có TK 334: 178.974.000 Nợ TK 627.1: 34.005.060

Có TK 338: 34.005.060

- CPNVL và CPCCDC dùng cho quản lý tại phân xưởng.

NVL, CCDC xuất dùng chung cho phân xưởng trong nhà máy như: Xuất sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng… chi phí vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng như: giấy bút, văn phòng phẩm, để bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, kính chăn khi hàn…)

Căn cứ vào chứng từ gốc chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp CPNVL và công cụ xuất dùng.

Trong tháng quý I/2007, căn cứ vào bảng kê NVL, CCDC xuất dùng chung kế toán xác định giá trị vật liệu phụ xuất dùng phục vụ cho quản lý phân xưởng là: 1.770.000đ

Kế toán ghi bút toán: Nợ TK 627.2: 25.780.000

Có TK 152.2: 25.780.000 Nợ TK 627.3: 1.770.000

Có TK 153: 1.770.000

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Do đó khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn dần được chuyển dần vào giá trị làm ra. Với hình thức tính khấu hao nhằm thu hồi vốn đầu tư, mua sắm TSCĐ khi nó bị hư hỏng. Nhà máy tiến hành trích khấu hao TSCĐ vào CPSX. Trong thực tế tỷ lệ khấu hao là do nhà nước quy định sẵn cho từng loại, từng nhóm TSCĐ nhưng doanh nghiệp phải dựa vào tình hình thực tế, tình hình của mình để điều chỉnh

tỷ lệ khấu hao trong giới hạn cho phép đảm bảo không cho giá thành thay đổi ảnh hưởng tới giá bán và quá trình tiêu th

o ụ sản phẩm cũng như chính sách giá cả của nhà nước.

Tỷ lệ khấu hao được nhà nước quy định sẵn từng loại TSCĐ như: + Tỷ lệ khấu hao nhà xưởng: 4%.

+ Tỷ lệ khấu hao máy móc thiết bị: 10%

Ở nhà máy, TSCĐ có nhiều loại và mỗi loại có một tác động nhất định đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đa phần TSCĐ của nhà máy đã cũ và đã khấu hao gần hết. TSCĐ mới mua sắm hàng năm rất ít.

Mức khấu hao TSCĐ dùng cho đối tượng chịu CP ở nhà máy căn cứ vào chế độ trích khấu hao theo đúng quyết định BTC số 1062 TC/QĐ CSTC ban hành ngày 14/12/1996. Mức khấu hao hàng năm theo công thức:

=

(Thời gian sử dụng TSCĐ được xác định và đăng ký với cơ quan quản lý tổ chức trực tiếp).

(Thời gian sử dụng TSCĐ được xác định và đăng ký với cơ quan quản lý tổ chức trực tiếp).

Số liệu này lấy ra từ số TSCĐ. Kế toán xác định đâu là tài sản dùng trong sản xuất và tài sản dùng trong quản lý. Mức khấu hao TSCĐ một năm được chia cho 4 quý để xác định mức tính khấu hao TSCĐ trong tổng sản phẩm của những TSCĐ dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.

Nếu như trong quý phát sinh nghiệp vụ tăng TSCĐ thì sang quý sau tính khấu hao TSCĐ như trước sau đó cộng vào chi phí khấu hao TSCĐ đã xác định là tăng trong quý trước. Nếu như trong quý phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ thì sang quý sau tính khấu hao TSCĐ" (biểu số…) quý I/2007 là 169.684.802 đồng.

Kế toán ghi: Nợ TK 627.4: 169.684.802 Có TK 241.169.684.802

Biểu số 4: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà máy cơ khí giải phóng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ GIẢI PHÓNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAI ĐỘNG (Trang 48 - 51)