Xác định rủi ro phát hiện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE.,LTD) (Trang 59 - 61)

Rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính cũng được xác định tương tự như đối với toàn bộ báo cáo tài chính. Đó là dựa vào đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính, kết hợp với mô hình rủi ro kiểm toán và mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán.

2.2.3.4 Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính

Kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính là cơ sỏ xác định mức trọng yếu PM (Planning Material) trên báo cáo tài chính. Bản chất của mức trọng yếu được xác định là tổng mức sai sót tối đa trên báo cáo tài chính có thể chấp nhận được. Theo “Văn bản hướng dẫn đánh giá tính Trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán VAE”, các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng ban đầu về Trọng yếu là : Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản. Cụ thể, mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính dựa vào các chỉ tiêu trên được xác định như sau:

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu ước lượng mức trọng yếu ban đầu

Chỉ tiêu Mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 4% ÷ 8%

Doanh thu thuần 0.4% ÷ 0.8%

Tài sản dài hạn 1.5 % ÷ 2%

Nợ ngắn hạn 1.5% ÷ 2%

Tổng tài sản 0.8% ÷ 1%

Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này và kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, óc xét đoán nghề nghiệp của để lập “Bảng ước tính mức độ Trọng yếu” đối với Báo cáo tài chính . Mức trọng yếu dao động giữa mức tối đa, tối thiểu tùy thuộc vào kết luận về mức rủi ro phát hiện đối với báo cáo tài chính. Tuy nhiên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán viên sẽ dựa vào chỉ tiêu có mức trọng yếu thấp nhất và ở mức tối thiểu.

2.2.3.5 Phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính

Sau khi ước lượng ban đầu về trọng yếu, kiểm toán viên tiến hành phân bổ cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán vì số lượng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán ít hơn trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ có thể sinh ra từ các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.

Kiểm toán viên có thể dựa vào rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của Kiểm toán viên để phân bổ ước lượng trọng yếu ban đầu. Kiểm toán viên sẽ phân bổ Trọng yếu cho các khoản mục chính trên Bảng cân đối kế toán. Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, Kiểm toán viên phân bổ mức Trọng yếu theo tỷ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính.

Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán sẽ được chia ra làm ba nhóm khác nhau đi với hệ số 1,2,3. Trong đó,

 Nhóm đi với hệ số 1: dùng để chỉ nhóm các khoản mục có Rủi ro tiềm tàng, Rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán thấp.

 Nhóm đi với hệ số 2: là nhóm có Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình.

 Nhóm đi với hệ số 3: dùng để chỉ nhóm có Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là cao.

Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số nhau, Kiểm toán viên tiến hành phân bổ ước lượng Trọng yếu. Công thức để phân bổ mức ước lượng ban đầu về Trọng yếu được các Kiểm toán viên sử dụng như sau:

Mức trọng yếu phân bổ

cho khoản

mục A =

Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn

bộ BCTC × Số dư khoản mục A × Hệ số của khoản mục A Tổng số dư từng khoản mục đã nhân hệ số

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE.,LTD) (Trang 59 - 61)