Quy trình chung đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty VAE

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 53 - 55)

1 Lợi nhuận trước thuế 4.059.586

2.2.3Quy trình chung đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty VAE

BCTC tại công ty VAE

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của hai khách hàng X và Y ta có thể rút ra quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại VAE.,Ltd được cụ thể hoá thành các bước sau:

 Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Bước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

 Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính. Bước này bao gồm đánh giá rủi ro tìêm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

 Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ. Bước này cũng bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán

 Bước 4: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính  Bước 5: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài

chính.

Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

2.2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính

Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán để quyết định có cung cấp cho một khách hàng hay không là một công việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của một công ty kiểm toán.

Hàng năm, VAE đều gửi “Hồ sơ giới thiệu năng lực” tới các công ty không phân biệt đó là khách hàng truyền thống hay khách hàng của năm kiểm toán đầu tiên. Trước khi chính thức ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập các thông tin sơ bộ về khách hàng, bao gồm: thông tin về môi trường, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; đối thủ cạnh tranh; hình thức sở hữu; các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy quản lý….Các thông tin này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung của công ty. Để thu thập các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên có thể dựa vào các cách thức sau:

- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

- Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu đây là khách hàng truyền thống

- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước

- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan, tìm hiểu các ấn phẩm báo chí chung và chuyên ngành.

- Trao đổi với Ban Giám Đốc, kế toán trưởng công ty khách hàng

Những thông tin này sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, từ đó Ban Giám đốc Công ty đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng hay không.

Nếu mức rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán được xác định ở mức thấp, việc chấp nhận khách hàng này không làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên và không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Công ty kiểm toán thì Ban Giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán sẽ đồng ý chấp nhận hợp đồng này, đồng thời sẽ tiến hành lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên đảm bảo trình độ chuyên môn và tính độc lập đối với toàn bộ quá trình kiểm toán.

Nếu kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, Ban Giám đốc sẽ không chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó công tác kiểm toán dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc kiểm toán vì thế sẽ không được đảm bảo theo tiêu chuẩn

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính

Trước tiên kiểm toán viên xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với toàn bộ báo cáo tài chính sau đó dựa vào đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ xác định được mức rủi ro phát hiện từ đó xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định dựa trên các yêu tố: quy mô của công ty khách hàng, số lượng người sử dụng Báo cáo tài chính, quy mô công nợ, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh thu, năng lực của Ban quản trị… và dựa trên kinh nghiệm của Kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 53 - 55)