Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 25 - 29)

a. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loạinghiệp vụ nghiệp vụ

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ trên các cơ sở dẫn liệu chính, kiểm toán viên xem xét bản chất của các khoản mục kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của mỗi công ty để xem xét khả năng sai phạm có thể xảy ra đối với từng khoản mục. Đồng thời dựa vào việc phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của mỗi công ty, kiểm toán viên rút ra kết luận về rủi ro tiềm tàng đối với một số khoản mục chính tài chính

Đối với khoản mục tiền: Kiểm toán viên thường nhận diện các rủi ro xảy ra đối với khoản mục tiền như sau:

• Tính có thực : Rủi ro thường gặp phải đối với tài khoản tiền là số tiền trên Bảng cân đối bị ghi tăng lên vì người ta thường ghi tăng các khoản tiền để làm thay đổi các nguồn chi trong doanh nghiệp hay làm thay đổi khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

• Tính trọn vẹn : Kế toán có thể không phản ánh hết các nghiệp vụ có liên quan đến tiền nhằm mục đích tư lợi cá nhân.

• Tính giá: Công ty X thường giao dịch với nhà cung cấp ở nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nên có nhiều tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ. Do đó, kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ tại công ty X.

Rủi ro đối với khoản phải thu :

• Tính có thực : Các khoản phải thu có thể được ghi tăng lên để che đậy sự biển thủ. Các nhân viên thu bán hàng có thể lấy tiền và không ghi chép lại các biên lai thu tiền. Đồng thời để tránh việc chú ý vào một khoản phải thu tồn tại lâu dài, người biển thủ có thể lấy số tiền mới thu về bù vào số dư của khách hàng cũ.

• Tính trọn vẹn : Các khoản phải thu có thể bị ghi thiếu để làm thay đổi khả năng thanh toán của công ty.

• Tính phân loại và trình bày: Các khoản phải thu có thể không được phân loại một cách đúng đắn bằng cách cộng các khoản phải thu nội bộ vào các khoản phải thu bán hàng và các khoản phải thu khác.

Tài khoản hàng tồn kho:

• Tính có thực : Rủi ro cơ bản là hàng tồn kho có thể bị ghi tăng lên.

• Tính tính giá: Đối với công ty X, có một số nguyên vật liệu được công ty nhập khẩu từ nước ngoài nên có khả năng giá trị hàng tồn kho quy đổi sang VND bị tính toán sai.

Đối với doanh nghiệp sản xuất như công ty X và công ty xây dựng như công ty Y thì có rủi ro lớn là thành phẩm và chi phí sản xuất dở dang không được xác định chính xác.

• Phân loại: Hàng tồn kho cũng có thể bị phân loại sai như nhầm lẫn giữa thành phẩm và hàng gửi bán hoặc hàng mua đang đi đường với hàng đã về kho.

Tài khoản tài sản cố định :

• Tính có thực: Tài sản cố định trong Bảng cân đối có thể bị khai tăng hơn bằng cách ghi các tài sản không thuộc quyền sở hữu của công ty. Ngoài ra, theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn thực hiện bốn Chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, một số Tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định phải đưa vào chi phí trả trước dài hạn và tiến hành phân bổ vào chi phí trong thời gian không quá 3 năm. Do đó, có khả năng rủi ro cao đối với một số

tài sản cố định đang được ghi trên Bảng cân đối kế toán không đủ tiêu chuẩn được coi là tài sản cố định.

Tài khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn :

• Tính có thực : Các khoản đầu tư dài hạn có thể bị ghi tăng thông qua việc vào sổ sách các chứng khoán dài hạn không thuộc quyền sở hữu của công ty tại thời điểm 31/12/2007

• Tính giá : Các khoản đầu tư dài hạn có thể được vào sổ không đúng giá trị thực tế tại thời điểm 31/12/2007 hoặc không lập dự phòng cho các khoản đầu tư

Tài khoản chi phí trả trước dài hạn :

Rủi ro có thể xảy ra với khoản chi phí trả trước dài hạn là đơn vị chưa có tiêu thức phân bổ rõ ràng chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Điều này ảnh hưởng đến tính chính xác và đúng đắn của chi phí cũng như đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang :

• Tính có thực : Trong năm công ty X có đầu tư mở rộng sản xuất và xây dựng nhà xưởng mới nhưng chưa hoàn thành. Rủi ro cao có thể xảy ra là tính có thực của chi phí và giá trị ghi nhận của chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Tài khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác

• Tính đầy đủ : Các khoản nợ ngắn hạn trên Bảng cân đối kế toán thường bị ghi giảm để làm thay đổi khả năng thanh toán hoặc che đậy sự biển thủ.

• Tính định giá: Đối với công ty X, các khoản nợ bằng ngoại tệ có thể sẽ bị chuyển đổi sai sang VND không theo đúng tỷ giá tại thời điểm 31/12.

Tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu :

• Phân loại và trình bày : Rủi ro có thể xảy ra các nguồn vốn có thể bị phân loại sai.

• Quyền và nghĩa vụ : Một số khoản nợ có thể bị ghi nhầm là nguồn vốn có thể bị phân loại sai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, rủi ro có thể xảy ra là các thay đổi đối với nguồn vốn chủ sở hữu có thể không tuân thủ các quy định về tài chính hoặc không được ủy quyền phê chuẩn một cách đúng đắn.

Doanh thu, thu nhập :

• Tính có thực: Rủi ro có thể xảy ra là các khoản doanh thu bị ghi khống để tăng lợi nhuận trong năm do dức ép của Hội đồng quản trị.

• Phân loại và trình bày: Do ảnh hưởng của Chuẩn mực kế toán số 14-Doanh thu và thu nhập khác, được ban hành theo quyết định số 149/ 2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, một số khoản doanh thu và thu nhập có thể bị phân loại và trình bày sai.

• Tính giá : Công ty X sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài do đó có khả năng doanh thu bằng ngoại tệ có thể được qui đổi không đúng theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh.

Chi phí :

• Tính đầy đủ : Rủi ro có nhiều khả năng xảy ra là chi phí không được ghi đủ làm nhằm làm giảm chi phí từ đó tăng lợi nhuận.

• Tính có thực: Chi phí có thể bị khai tăng để làm giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm mức thuế phải nộp.

• Tính phân loại, trình bày : Việc trình bày và phân loại các khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh có thể bị sai.

Sau đây là bảng phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của công ty X, và công ty Y, từ đó kiểm toán viên rút ra rủi ro tiềm tàng đối với một số khoản mục chính

Đối với công ty X

Bảng 2.3: Bảng phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán của công ty X Chỉ tiêu phân tích 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch

Số tiền % A Tài sản

I. Tài sản ngắn hạn 14,048,219,800 25,853,324,800 11,805,105,000 84

2. Các khoản phải thu 6,003,690,600 11,814,989,600 5,811,299,000 973. Hàng tồn kho 3,094,282,000 2,648,100,400 (446,181,600) -14 3. Hàng tồn kho 3,094,282,000 2,648,100,400 (446,181,600) -14 4. Tài sản lưu động

khác 1,147,620,400 1,279,306,000 131,685,600 11

II. Tài sản dài hạn 87,338,116,000 105,065,187,900 17,727,071,900 20

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 25 - 29)