So sánh quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của 2 khách hàng là công ty X và công ty Y

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 52 - 53)

1 Lợi nhuận trước thuế 4.059.586

2.2.2So sánh quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của 2 khách hàng là công ty X và công ty Y

báo cáo tài chính của 2 khách hàng là công ty X và công ty Y

2.2.2.1 Điểm giống nhau trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của công ty X và công ty Y.

Cả hai công ty đều tuân theo quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty VAE.,Ltd quy định. Cụ thể gồm các bước sau:

 Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Bước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

 Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính. Bước này bao gồm đánh giá rủi ro tìêm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

 Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ. Bước này cũng bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán

 Bước 4: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính  Bước 5: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài

chính.

Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

2.2.2.2 Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của công ty X và công ty Y.

Do đặc điểm của 2 khách hàng X và khách hàng Y có những điểm khác biệt nên quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của hai khách hàng này cũng có những điểm khác biệt chính

 Khách hàng X là khách hàng truyền thống của công ty nên những thông tin về khách hàng X đã lưu trong hồ sơ kiểm toán chung, kiểm toán viên chỉ cần tìm hiểu và đánh giá những thay đổi trong năm nay. Do đó, công tác đánh

giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cũng đơn giản hơn. Khách hàng Y là khách hàng kiểm toán năm đầu nên kiểm toán phải thu thập thông tin cơ sở đầy đủ hơn và thận trọng hơn trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát.

 Khách hàng X là công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, do đó kiểm toán viên cũng thận trọng hơn trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán.

 Khách hàng X là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, còn khách hàng Y là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng do đó công tác đánh giá trọng yếu rủi ro cũng có điểm khác biệt

 Khách hàng X phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, khách hàng Y thì không. Do đó, trong khi đánh giá trọng yếu và rủi ro các khoản mục và nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kiểm toán viên cần chú ý hơn

 Khách hàng X đã có ban kiểm soát nội bộ, khách hàng Y chưa có. Do đó đối với khách hàng X, kiểm toán viên có thể dựa vào bộ phận này để đánh giá trọng yếu, rủi ro.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (Trang 52 - 53)